Thứ Tư, 7 tháng 9, 2022

Tranh chấp tài sản gắn liền với đất

Các chủ đề tranh chấp liên quan đến đất đai dặt biệt là tranh chấp tài sản gắn liền với đất luôn là một chủ đề nóng với số lượng ngày càng nhiều. Những vụ việc tranh chấp về vấn đề này thường kéo dài khá lâu và thường có nhiều những câu hỏi được đặt ra vì có liên quan đến tài sản gắn liền với đất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này theo quy định của pháp luật và phương án giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất kính mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H.

Tranh chấp tài sản gắn liền với đất

Tranh chấp tài sản gắn liền với đất

Tài sản gắn liền với đất là tài sản như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013 và  khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm:

  • Nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
  • Nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở
  • Công trình xây dựng khác;
  • Rừng sản xuất là rừng trồng;
  • Cây lâu năm.
  • Vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Các loại tài sản này phải có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Phương thức giải quyết tranh chấp về tài sản liền với đất

Khi có tranh chấp các bên có thể cùng nhau thương lượng, đề xuất cách giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất. Ngoài phương án tự thương lượng giải quyết tranh chấp tài sản trên đất các bên có thể yêu cầu hòa giải viên tổ chức buổi hòa giải, tham gia vào quá trình hòa giải với tư cách là bên trung gian, làm cầu nối, tư vấn để các bên lựa chọn, đưa ra được phương án giải quyết tranh chấp.

Khi không thể đưa ra được một phương án thống nhất để giải quyết tranh chấp các bên có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp

Khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất tại Tòa án nào?

Căn cứ theo Điều 26 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015) đây là tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản thuộc thẩm quyền Tòa án. Căn cứ theo Điều 35 BLTTDS 2015 tranh chấp tài sản gắn liền với đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện trừ trường hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh căn cứ theo Điều 37 Bộ luật này:

  • Có đương sự ở nước ngoài;
  • Vụ việc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Thẩm quyền về lãnh thổ giải quyết căn cứ theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 được xác định như sau.

  • Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu số 23-DS Nghị quyết Số: 01/2017/NQ-HĐTP);
  • Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người khởi kiện;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu loại tài sản gắn liền với đất;
  • Các giấy tờ liên quan khác.

Cách viết đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp

Đơn khởi kiện phải thỏa mãn về nội dung và hình thức theo Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 cụ thể đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại. Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại;
  • Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Thủ tục giải quyết tranh chấp

Căn cứ theo Điều 205 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Trong trường hợp các bên không có sự thống nhất chung và không thể hòa giải được Tòa sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về tài sản gắn liền với đất

Với đội ngũ luật sư có kinh nghiệm, Luật L24H có thể tư vấn cho quý khách hàng:

  • Tư vấn luật về tài sản gắn liền với đất theo quy định và các vấn đề liên quan đến đất đai;
  • Hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng trong quá trình đàm phán hòa giải;
  • Tư vấn về thủ tục khởi kiện, thẩm quyền Tòa án trong giải quyết tranh chấp;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện, các đơn từ liên quan đến vụ án gửi đến Tòa án có thẩm quyền;
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước, Tòa án;
  • Tư vấn các vấn đề liên quan trong quá trình giải quyết vụ án.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất

Các tranh chấp liên quan đến đất đai là vấn đề phức tạp vì số lượng văn bản điều chỉnh đến quan hệ này thường rất nhiều, nhiều cơ quan chồng chéo. Vì vậy khi có thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ tốt nhất để được bảo vệ quyền và lợi ích của mình, quý khách có thể liên hệ Luật L24H qua số hotline 1900.633.716 hoặc email info@luat24h.com.vn để được tư vấn luật đất đai từ Luật sư chuyên môn.



Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/tranh-chap-tai-san-gan-lien-voi-dat
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng September 08, 2022 at 07:00AM

Giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay

Tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết taytranh chấp giữa các bên mua bán đất dựa trên văn bản được viết tay nhưng lại không công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp, Tòa án vẫn công nhận các giao dịch mua bán đất đai bằng giấy viết tay là có hiệu lực. Vậy các trường hợp đó là như thế nào? Qua bài viết này Luật L24H sẽ cung cấp thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc trên.

Tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay

Tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay

Giá trị pháp lý của giao dịch bằng giấy viết tay

  • Nếu giấy tờ mua đất viết tay đã được công chứng, chứng thực thì có giá trị pháp lý.
  • Nếu chưa được công chứng, chứng thực thì giấy tờ mua bán đất sẽ bị vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
  • Nếu các bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch, thì có quyền yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch dân sự

Dựa vào điểm a và d khoản 03 điều 167 Luật đất đai 2013 và khoản 02 điều 129 Bộ luật dân sự 2015.

Giấy tờ viết tay

Giấy tờ viết tay

Căn cứ để giải quyết tranh chấp mua đất bằng giấy viết tay

  • Điều 167 Luật đất đai 2013
  • Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.
  • Nhóm người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân
  • Thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định
  • Trừ trường hợp kinh doanh bất động sản thì các hợp đồng khác phải được công chứng
  • Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Điều 129 Bộ Luật Dân sự 2015
  • Văn bản không đúng quy định mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
  • Văn bản vi phạm quy định về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
  • Phần II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP
  • Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày 01/7/1980 mà sau ngày 15/10/1993 mới phát sinh tranh chấp
  • Tòa án công nhận hợp đồng, buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng nếu bên nhận chuyển nhượng đã nhận đất
  • Bên nhận chuyển nhượng đã trả đủ tiền nhưng chưa nhận đất và bên chuyển nhượng chưa xây dựng công trình kiến trúc trên đất đó, thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng
  • các bên chưa thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và hủy hợp đồng.
  • Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993
  • Tranh chấp mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện thì Tòa án hủy hợp đồng vì hợp đồng bị vô hiệu
  • Bên nhận chuyển nhượng đã được UBND cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì hợp đồng không bị vô hiệu
  • Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và UBND đã cho phép việc chuyển nhượng thì hợp đồng không bị vô hiệu
  • Bên nhận chuyển nhượng đã xây nhà ở, công trình kiến trúc,.. và bên chuyển nhượng cũng không phản đối thì hợp đồng không bị vô hiệu

>>> Tham khảo thêm về: Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất

Mua bán đất đai bằng giấy tay tranh chấp giải quyết như thế nào

Đối với hợp đồng mua bán giấy viết tay được xác lập trước ngày 01/7/1980 mà sau ngày 15/10/1993 mới phát sinh tranh chấp

  • Nội dung và hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật :
  • Nếu bên nhận chuyển nhượng đã nhận đất thì Tòa án công nhận hợp đồng, các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.
  • Nếu bên nhận đất chưa trả đủ tiền cho bên có đất thì buộc phải trả cho bên chuyển nhượng số tiền còn thiếu.
  • Nếu bên nhận chuyển nhượng đã trả đủ tiền nhưng chưa nhận đất và bên chuyển nhượng vẫn quản lý, sử dụng, thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Nếu bên chuyển nhượng đã làm nhà ở hoặc không có điều kiện để giao đất cho bên nhận chuyển nhượng, thì tùy trường hợp cụ thể Tòa án có thể hủy hợp đồng, buộc bên chuyển nhượng thanh toán tiền cho bên nhận chuyển nhượng.

Được căn cứ theo mục 2.1 a phần II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP

  • Nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật nhưng hình thức của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật :
  • Nếu các bên chưa thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và hủy hợp đồng.
  • Nếu bên nhận chuyển nhượng đã trả đủ tiền chuyển nhượng đất; bên chuyển nhượng đã giao toàn bộ đất, thì Tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng đất đó.
  • Nếu bên nhận chuyển nhượng mới trả một phần tiền chuyển nhượng đất, bên chuyển nhượng mới giao một phần diện tích đất, thì có thể công nhận phần hợp đồng đó căn cứ vào diện tích đất đã nhận.
  • Nếu bên chuyển nhượng giao diện tích đất có giá trị lớn hơn số tiền mà họ đã nhận, thì Tòa án buộc bên nhận chuyển nhượng thanh toán phần chênh lệch giữa số tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã trả so với diện tích đất thực tế mà họ đã nhận và làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đối với diện tích đất mà bên nhận chuyển nhượng đã nhận.
  • Nếu bên nhận chuyển nhượng đã giao số tiền lớn hơn giá trị diện tích đất đã nhận mà Tòa án chỉ công nhận phần hợp đồng tương ứng, thì bên chuyển nhượng phải thanh toán khoản tiền vượt quá giá trị diện tích đất .
  • Nếu bên chuyển nhượng đã nhận tiền của bên nhận chuyển nhượng nhưng chưa giao đất cho họ mà đất đó đã bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích công cộng và có đền bù thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu
  • Nếu toàn bộ hoặc một phần nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật bị vô hiệu toàn bộ hoặc một phần và việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 137, Điều 146 của Bộ luật Dân sự 2015.

Được căn cứ theo mục 2.1 b phần II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP

>>> Tham khảo thêm về: Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất

Đối với hợp đồng mua bán giấy viết tay từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993 mới phát sinh tranh chấp

  • Là hợp đồng trái pháp luật; do đó, nếu có tranh chấp mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện thì Tòa án hủy hợp đồng vì hợp đồng bị vô hiệu.
  • Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện thì Tòa án công nhận hợp đồng trong các trường hợp sau đây :
  • Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất UBND có thẩm quyền, UBND đã cho phép việc chuyển nhượng;
  • Bên nhận chuyển nhượng đã xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh không vi phạm quy định về quy hoạch và bên chuyển nhượng cũng không phản đối .

Được căn cứ theo mục 2.2 phần II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay

Hòa giải tại địa phương

  • Các bên có thể tự hòa giải, bàn bạc trên tinh thần tự nguyện, tôn trọng lợi ích của nhau. Nếu không hòa giải được thì đương sự có quyền nộp đơn lên UBND cấp xã yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Sau khi nhận được đơn, UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh nguyên nhân và thu thập các tài liệu có liên quan.
  • Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp và tiến hành tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên
  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.
  • Kết quả của cuộc hòa giải phải được lập thành biên bản

Được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014

Khởi kiện tại Tòa Án

  • Cá nhân, tổ chức làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
  • Sau khi nhận đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo cho người khởi kiện
  • Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án sẽ xem xét và chuẩn bị xét xử vụ án.
  • Tòa án sẽ tiến hành phiên họp kiểm tra giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải.
  • Tòa án sẽ ban hành các quyết định như công nhận hòa giải thành, tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
  • Nếu vụ án không rơi vào trường hợp này thì Thẩm phán phải đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và ban hành bản án hoặc quyết định.
  • Trong trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án, các bên có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực.

Được quy định tại điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

>>> Tham khảo thêm về: Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Hoà giải tại địa phương

Hòa giải tại địa phương

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay

Tư vấn tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay

  • Tư vấn về giá trị pháp lý của giao dịch bằng giấy viết tay
  • Tư vấn thủ tục công chứng cho đất đai
  • Tư vấn thủ tục giải quyết sau khi Tòa án đưa ra phán quyết
  • Tư vấn pháp lý và đưa giải pháp xử lý tranh chấp
  • Tư vấn cơ quan có thẩm quyền giải quyết
  • Tư vấn cách viết đơn khiếu nại, khởi kiện theo đúng theo quy định pháp luật
  • Tư vấn, hỗ trợ, cung cấp lời khuyên tốt nhất cho khách hàng trong quá trình khởi kiện

Luật sư đại diện ủy quyền tranh chấp đất đai

  • Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc từ khi bắt đầu các tranh chấp pháp lý
  • Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu đính kèm cần thiết
  • Thu nhập tài liệu, chứng cứ và gửi cho Tòa án
  • Nghiên cứu hồ sơ vụ án, ghi chép những tài liệu cần thiết theo quy định pháp luật
  • Thay mặt đương sự để yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo giải quyết vụ án chính xác, khách quan
  • Kháng cáo, khiếu nại bản cáo của Tòa án
  • Tham gia tranh luận tại phiên tòa, đưa ra các lập luận về đánh giá chứng cứ
  • Đề nghị Tòa án quyết định, áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • Khiếu nại, tố cáo cơ quan/Tòa án nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi giải quyết vụ án

>>> Tham khảo thêm: Giá thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

Như vậy giá trị pháp lý của giao dịch bằng giấy viết tay hầu hết sẽ bị vô hiệu, nhưng vẫn có một số trường hợp được Tòa án thông qua. Các tranh chấp đất bằng giấy viết tay vẫn thường xuyên diễn ra do chưa nắm rõ quy định của pháp luật, các tranh chấp này sẽ gây khó khăn cho quý khách khi thực hiện việc nhượng quyền, chuyển nhượng, mua bán đất đai. Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, thì Luật L24H có cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai, quý khách có thể liên hệ HOTLINE 1900633716 để được tư vấn trực tiếp.



Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/tranh-chap-dat-dai-mua-ban-bang-giay-viet-tay
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng September 07, 2022 at 02:30PM

Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh cá nhân và công ty

Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh thường được các cá nhân, tổ chức sử dụng để hợp tác kinh doanh với nhau hoặc cá nhân và công ty . Hợp đồng góp vốn là loại hợp đồng các bên góp vốn vào để cùng thực hiện một dự án tạo ra lợi nhuận. Với bài viết này Luật L24H sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần biết về loại hợp đồng này cho quý khách.

Hợp đồng góp vốn kinh doanh

Hợp đồng góp vốn kinh doanh

Các tài sản góp vốn vào doanh nghiệp

  • Đồng Việt Nam
  • Ngoại tệ tự do chuyển đổi
  • Vàng
  • Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ
  • Công nghệ, bí quyết kỹ thuật
  • Các tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam

Theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020

Đặc điểm của hợp đồng góp vốn kinh doanh cá nhân

  • Hợp đồng góp vốn phải được lập thành văn bản
  • Hợp đồng góp vốn là hợp đồng song vụ
  • Hợp đồng góp vốn là hợp đồng không có đền bù mà cùng chia sẻ lãi hoặc lỗ
  • Hợp đồng góp vốn là hợp đồng đa phương

hợp đồng song vụ

Hợp đồng song vụ

Các điều khoản cần có trong hợp đồng góp vốn kinh doanh

  • Thông tin về chủ thể ký kết hợp đồng
  • Đối tượng của Hợp đồng
  • Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Phân chia lợi nhuận
  • Hiệu lực của hợp đồng
  • Giải quyết tranh chấp
  • Một số điều khoản khác do các bên thỏa thuận.

Quyền và nghĩa vụ khi cá nhân góp vốn trong hợp tác kinh doanh

Bên góp vốn

  • Quyền của bên góp vốn :
  • Hưởng lợi nhuận tương ứng với phần đóng góp của
  • Yêu cầu bên nhận góp vốn cùng thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.
  • Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp bên nhận góp vốn không thanh toán lợi nhuận cho mình hoặc vi phạm nghĩa vụ.
  • Các quyền khác trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định.
  • Nghĩa vụ của bên góp vốn :
  • Góp vốn đúng thời gian và đầy đủ như đã thỏa thuận
  • Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Hỗ trợ thực hiện các công việc, giao dịch liên quan đến phần vốn góp hoặc việc quản lý, khai thác tài sản nếu bên nhận góp vốn có yêu cầu.
  • Cung cấp cho bên nhận góp vốn đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục pháp lý có liên quan
  • Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định

Bên nhận góp vốn

  • Quyền của bên nhận góp vốn :
  • Yêu cầu bên góp vốn thanh toán số tiền đúng thời điểm theo thỏa thuận trong hợp đồng
  • Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp bên góp vốn không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn.
  • Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.
  • Yêu cầu bên góp vốn thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ
  • Nghĩa vụ của bên nhận góp vốn
  • Trả lại số tiền tương đương với phần vốn góp cho bên góp vốn trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Thông báo cho bên góp vốn về việc đầu tư, xây dựng, khai thác tài sản góp vốn.
  • Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng hoặc do pháp luật quy định.

Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh cá nhân và công ty mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….,ngày….tháng….năm…..

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN KINH DOANH

Số:…/…/HĐGVKD

Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

Căn cứ vào nhu cầu kinh doanh và năng lực của các bên.

Chúng tôi gồm:

BÊN NHẬN GÓP VỐN ( BÊN A):

Tên tổ chức: ……………………………………………………………………….

Trụ sở chính: ………………………………………………………………………..

Mã số thuế: …do … cấp ngày …/…/…

Đại diện bởi: Ông/bà:……………….Chức vụ: ……………………………………

BÊN GÓP VỐN ( BÊN B):

Ông/bà : ………………………….Sinh năm: ……………………………………

Chứng minh nhân dân số: …; Ngày cấp: …/…/….; Nơi cấp: ……………………

Thường trú: ………………………………………………………………………..

Sau khi bàn bạc thỏa thuận, hai bên đi đến thống nhất và đồng ý ký kết Hợp đồng góp vốn kinh doanh số:…/…/HĐGVKD với các điều khoản sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG:

Bên B đồng ý góp vốn cho Bên A và cùng với đối tác của Bên A để: …………..

ĐIỀU 2: TỔNG GIÁ TRỊ VỐN GÓP VÀ PHƯƠNG THỨC GÓP VỐN

Tổng giá trị vốn góp Bên A và Bên B góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1 là:… Nay Bên B góp vốn cho Bên A với số tiền: … VNĐ (Bằng chữ:…) tương đương …% tổng giá trị vốn góp nêu trên.

ĐIỀU 3: PHÂN CHIA LỢI NHUẬN VÀ THUA LỖ

Lợi nhuận được hiểu và khoản tiền còn dư ra sau khi trừ đi các chi phí cho việc đầu tư, quản lý tài sản góp vốn.

Lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ sau:

  • Bên A được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.
  • Bên B được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

Lợi nhuận chỉ được chia khi trừ hết mọi chi phí mà vẫn còn lợi nhuận. Nếu kinh doanh thua lỗ thì các bên có trách nhiệm chịu lỗ theo phần vốn góp của mình tương tự như phân chia lợi nhuận.

Trường hợp các bên cần huy động vốn thêm từ Ngân hàng để đầu tư thực hiện dự án trên đất thì số lãi phải đóng cho Ngân hàng cũng được chia theo tỷ lệ vốn góp.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

4.1 Quyền của Bên A:

  • Yêu cầu Bên B góp vốn đúng thời điểm và số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng này.
  • Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên B không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn
  • Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.
  • Yêu cầu bên B thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.
  • Ưu tiên nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong trường hợp Bên B có nhu cầu chuyển nhượng phần vốn góp.
  • Các quyền khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

4.2 Nghĩa vụ của Bên A:

  • Trả lại số tiền tương đương với phần vốn góp của Bên B cho Bên B trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Báo cáo việc thay đổi, bổ sung thành viên góp vốn cho bên A
  • Thông báo cho Bên A về việc đầu tư, xây dựng, khai thác tài sản góp vốn.
  • Hỗ trợ cho Bên B để thực hiện các giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp này khi có yêu cầu từ Bên B cho bên thứ ba và thực hiện các thủ tục có liên quan cho bên B hoặc bên thứ ba;
  • Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

5.1 Quyền của Bên B:

  • Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.
  • Yêu cầu bên A cùng thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.
  • Chuyển nhượng phần vốn góp cho Bên thứ ba nếu được Bên B đồng ý bằng văn bản.
  • Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên A không thanh toán lợi nhuận cho mình và cùng chịu rủi ro với mình hoặc vi phạm nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 4.2. Trong trường hợp này, Bên A phải thanh toán lại toàn bộ giá trị vốn góp cho Bên B và phải chịu phạt vi phạm theo quy định tại Điều 7 cùng với bồi thường thiệt hại cho Bên B theo thiệt hại thực tế đã xảy ra mà Bên B phải gánh chịu.
  • Ưu tiên nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong trường hợp Bên A có nhu cầu chuyển nhượng phần vốn góp.
  • Các quyền khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

5.2 Nghĩa vụ của Bên B:

  • Góp vốn vào đúng thời điểm và giá trị theo các thỏa thuận của Hợp đồng này;
  • Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng này
  • Hỗ trợ cho Bên A để thực hiện các giao dịch liên quan đến phần vốn góp hoặc việc quản lý, khai thác tài sản tại Điều 1 nếu Bên A có yêu cầu.
  • Cung cấp cho Bên A đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục pháp lý có liên quan nếu Bên A yêu cầu.
  • Thông báo trước 01 tháng cho Bên A biết việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho Bên thứ ba.
  • Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

ĐIỀU 6: CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG

  • Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, Bên B có quyền đề nghị chuyển nhượng toàn bộ quyền và nghĩa vụ của hợp đồng này cho bên thứ ba. Đề nghị chuyển nhượng phải được lập thành văn bản và được sự chấp thuận của bên A.
  • Trước khi ký kết thỏa thuận chuyển nhượng hợp đồng thì bên B phải thanh toán cho bên A các khoản tiền còn thiếu (nếu có).
  • Thỏa thuận chuyển nhượng giữa ba bên sẽ được lập thành văn bản. Bên B sẽ chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ và bên thứ ba chấp thuận, cam kết nhận chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ từ bên B.
  • Phí chuyển nhượng hợp đồng này cho bên thứ ba do Bên B chịu.

ĐIỀU 7: ĐIỀU KHOẢN CUỐI

  • Các bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận tại Hợp đồng này.
  • Việc ký kết Hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu cần thay đổi hoặc bổ sung nội dung của Hợp đồng này thì các bên thỏa thuận lập thêm Phụ lục Hợp đồng. Phụ lục hợp đồng là một phần không thể tách rời của Hợp đồng và có giá trị pháp lý như Hợp đồng.
  • Văn bản này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong văn bản. Bên nào vi phạm những cam kết trong văn bản này gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn.
  • Trong quá trình thực hiện công việc thỏa thuận trong văn bản nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.
  • Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.
  • Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản tạo thành phụ lục và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của văn bản thỏa thuận này.
  • Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện cam kết nêu trong văn bản này được giải quyết trước hết qua thương lượng, hòa giải, nếu hòa giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.

ĐIỀU 8: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 (hai) bản và có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 01 (một) bản. Các bên đã đọc kỹ, hiểu rõ nội dung Hợp đồng và đồng ý ký tên.

BÊN A

BÊN B

Ký và ghi rõ họ tên

Ký và ghi rõ họ tên

>>> Click tải xuống: Mẫu hợp đồng góp vốn giữa cá nhân và công ty

>>> Tham khảo thêm về dịch vụ: Tư vấn soạn thảo hợp đồng

Như vậy, thông qua bài viết trên chúng ta đã biết các loại tài sản được phép góp vốn, cũng như các đặc điểm và điều khoản trong một hợp đồng góp vốn kinh doanh. Quý khách cần lưu ý tới quyền và nghĩa vụ của mình khi ký kết hợp đồng này vì đây là một hoạt động hợp tác kinh doanh nên lợi nhuận, lợi ích cũng phải được phân chia bằng với phần vốn góp của mình. Để được tư vấn thêm về các vấn đề liên quan thì quý khách có thể liên hệ trực tiếp tới Luật L24H hoặc liên lạc qua hotline: 1900.633.716. để được hỗ trợ kịp thời, sớm nhất.



Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/mau-hop-dong-gop-von-kinh-doanh-ca-nhan-va-cong-ty
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng September 07, 2022 at 02:02PM

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2022

Ly hôn đơn phương một bên không đồng ý

Ly hôn đơn phương một bên không đồng ý là thủ tục thường xuất hiện khi cuộc sống vợ chồng gặp phải những mâu thuẫn hay tranh chấp không thể giải quyết được với đối phương. Tuy nhiên, quá trình giải quyết các vụ đơn phương ly hôn này vụ việc gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Luật L24H sẽ cung cấp những thông tin về giấy tờ, thủ tục, thẩm quyền giải quyết đơn phương ly hôn và các thông tin liên quan như sau:

Ly hôn đơn phương một bên không đồng ý cần đơn từ thủ tục như thế nào?

Cách ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng không đồng ý ký tên

Căn cứ vào quy định Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Theo đó, nếu vợ hoặc chồng của bạn không đồng ý ký vào đơn ly hôn thì bên còn lại có thể làm đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên hay còn gọi là đơn phương ly hôn.

Như vậy, trong trường hợp ly hôn đơn phương mà vợ hoặc chồng không đồng ý ký tên thì bên còn lại sẽ nộp đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên quy định tại khoản 1, điều 56, Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Sau khi một bên nộp đơn ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ căn cứ vào tài liệu, hồ sơ và tình trạng thực tế của vợ chồng để giải quyết.

Ly hôn đơn phương cần những điều kiện gì?

  • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được;
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn;
  • Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

>>> Tham khảo thêm về: Những trường hợp nào không được đơn phương ly hôn?

Ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì?

  • Đơn khởi kiện ly hôn;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản gốc);
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của vợ và chồng, Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (Bản sao công chứng, chứng thực);
  • Trích lục bản sao giấy khai sinh của các con chung (nếu có con chung);
  • Giấy chứng minh quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản chung, nợ chung của vợ và chồng (bản photo công chứng/chứng thực) như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm…;
  • Giấy xác nhận nơi cư trú, nhân thân của bị đơn;
  • Biên bản hòa giải cấp cơ sở để xác định về mâu thuẫn dẫn đến ly hôn.

Có được ly hôn đơn phương vắng mặt không?

Trong thực tế xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà nguyên đơn hay bị đơn vắng mặt trong phiên tòa giải quyết vụ án ly hôn. Vậy hậu quả pháp lý khi 1 trong 2 bên đương sự vắng mặt như sau:

Sự vắng mặt của nguyên đơn

  • Chuẩn bị đơn đề nghị xét xử vắng mặt gửi đến Tòa án đang giải quyết vụ việc ly hôn;
  • Chứng minh được bản thân đang gặp sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể có mặt đúng như trong Giấy triệu tập.

Do đó, nguyên đơn vắng mặt không thuộc các trường hợp trên thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó.

Sự vắng mặt của bị đơn

Căn cứ vào điểm b, khoản 2, Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định trong trường hợp bị đơn không có yêu cầu phản tố thì việc phía người bị kiện vắng mặt tại lần triệu tập thứ hai mà không có lý do chính đáng, không có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa án có thẩm quyền vẫn sẽ tiếp tục xét xử vắng họ nếu người nộp đơn xin ly hôn có căn cứ ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật.

>>> Tham khảo thêm về: Ly hôn đơn phương vắng mặt

ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn
Vợ/chồng không chịu lên Tòa giải quyết ly hôn đơn phương

Trình tự, thủ tục ly hôn đơn phương theo quy định

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương

Vợ/chồng muốn ly hôn đơn phương cần phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ như trên kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh việc ly hôn đơn phương là hợp pháp.

Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương

  • Trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền;
  • Thông qua dịch vụ bưu chính;
  • Thông qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Nhận và xử lý đơn khởi kiện

Từ 5 – 7 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ, Tòa án có trách nhiệm thẩm định hồ sơ thực hiện những công việc sau:

  • Nếu trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Tòa án xem xét ra quyết định trả lại đơn kiện;
  • Nếu hồ sơ hợp lệ nhưng vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án khác thì chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người yêu cầu ly hôn đơn phương;
  • Nếu trường hợp hồ sơ hợp lệ và thỏa mãn các điều kiện thụ lý thì Tòa án ra quyết định thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật.

Bước 4: Thụ lý vụ án ly hôn đơn phương

Trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận thông báo thụ lý từ Tòa án và thông báo nộp tạm ứng án phí thì nguyên đơn tiến hành nộp tạm ứng án phí theo quy định, sau đó nộp lại biên lai thu phí tạm ứng án phí cho Tòa án. Khi đó Tòa án sẽ tiến hành các bước tiếp theo để thụ lý vụ án ly hôn đơn phương.

Các trường hợp ly hôn đơn phương cần luật sư tư vấn

  • Tư vấn về các vấn đề liên quan đến ly hôn đơn phương;
  • Tư vấn về phân chia tài sản, quyền nuôi con;
  • Tư vấn về thủ tục khởi kiện ly hôn đơn phương.

Dịch vụ luật sư ly hôn đơn phương nhanh Luật L24H

dịch vụ luật sư giải quyết ly hôn đơn phương
Dịch vụ luật sư giải quyết ly hôn đơn phương Luật L24H
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng thủ tục hành chính liên quan đến ly hôn đơn phương gửi cho Tòa án;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan cho khách hàng;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản gia đình về ly hôn đơn phương;
  • Tư vấn ly hôn, tư vấn tranh chấp sau ly hôn đơn phương.

Trên đây là những nội dung tư vấn về điều kiện, thủ tục ly hôn đơn phương, vợ chồng muốn ly hôn đơn phương có thể tham khảo. Những thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ ly hôn đơn phương của Luật L24H. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900633716. Để được hỗ trợ sớm nhất. Xin cảm ơn!



Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/ly-hon-don-phuong-mot-ben-khong-dong-y
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng September 07, 2022 at 01:25PM

Giải quyết tai nạn giao thông chết người

Người gây tai nạn giao thông chết người có thể bị khởi tố và chịu khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định. Nắm rõ thủ tục giải quyết tai nạn giao thông chết người là cần thiết để giải quyết vấn đề nhanh chóng và thuận lợi đúng trình tự pháp luật. Trong bài viết này, Luật L24H sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc quy trình, thủ tục và những việc người gây tai nạn giao thông cần làm.

Giải quyết tai nạn giao thông chết người

Giải quyết tai nạn giao thông chết người

Gây tai nạn giao thông giao thông chết người có bị xử lý hình sự không?

  • Người tham gia giao thông không chấp hành quy định về an toàn giao thông: đi không đúng phần đường, đúng tốc độ; xâm phạm đến tính mạng của người khác, gây chết người.
  • Tội phạm có cấu thành vật chất.
  • Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý.
  • Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Nếu đủ yếu tố cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 người gây tai nạn giao thông chết người có thể bị xử lý hình sự.

>>> Tham khảo thêm về: Khung hình phạt gây tai nạn giao thông chết người

Thủ tục giải quyết tai nạn giao thông chết người

Khám nghiệm hiện trường tai nạn

Khám nghiệm hiện trường tai nạn

Giải quyết theo thủ tục hành chính

Bước 1:

  • Mời các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông hoặc đại diện hợp pháp trên pháp luật của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh.
  • Lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu 15/TNĐB ban hành theo Thông tư 63/2020/TT-BCA.
  • Nếu một trong các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông vắng mặt có lý do chính đáng, thì phải lập biên bản ghi nhận việc vắng mặt và hẹn thời gian đến giải quyết.

Bước 2:

Báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).

Bước 3:

  • Các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông sẽ tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị.
  • Những trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông không tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì phải lập biên bản, đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Bước 4:

  • Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cán bộ Cảnh sát giao thông thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ đầy đủ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông cho các bên.
  • Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn giao thông đường bộ, lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan.

Thủ tục giải quyết khi có dấu hiệu tội phạm

Cán bộ được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông báo cáo Cục trưởng và cán bộ được phân công điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh báo cáo Trưởng phòng để Cục trưởng, Trưởng phòng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn điều tra.

Hồ sơ vụ tai nạn giao thông chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra:

  • Một số tài liệu dùng cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông;
  • Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông;
  • Bản ảnh hiện trường; thiết bị lưu trữ hình ảnh động (nếu có);
  • Biên bản khám nghiệm phương tiện; Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện; quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện; các giấy tờ của người điều khiển phương tiện, phương tiện và hàng hóa trên phương tiện (nếu có);
  • Biên bản ghi lời khai những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông;
  • Biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn, Sơ đồ vị trí dấu vết thương tích trên cơ thể người bị nạn, Biên bản về việc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông (nếu có);
  • Tài liệu chứng minh thiệt hại về người và tài sản; các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
  • Tang vật, phương tiện, vật chứng liên quan đến vụ tai nạn (nếu có);
  • Biên bản giao, nhận hồ sơ vụ án.

(Điều 19, Điều 20 Thông tư 63/2020/TT-BCA – Thông tư Quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông.

Trách nhiệm người gây tai nạn giao thông chết người

Trách nhiệm hình sự

  • Người nào tham gia giao thông đường bộ mà làm chết người thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 15 năm
  • Trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả do không có giấy phép lái xe theo quy định; trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015;
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Thiệt hại khác do pháp luật quy định.
  • Ngoài ra, người có trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.
  • Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

(Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015)

>>> Tham khảo thêm về: Luật bồi thường tai nạn giao thông chết người

Hướng giải quyết khi gây tai nạn giao thông chết người

  • Người gây tai nạn nên giữ nguyên hiện trường và liên hệ với cơ quan chức năng nhờ giải quyết.
  • Tìm người chứng kiến vụ tai nạn để làm chứng lỗi vô ý gây tai nạn của mình.
  • Trung thực cung cấp bằng chứng liên quan đến vụ tai nạn khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
  • Nhờ Luật sư tư vấn và tiên lượng phương án giải quyết.
  • Gặp gỡ gia đình nạn nhân để bồi thường thiệt hại.

Luật sư tư vấn giải quyết tai nạn giao thông gây chết người

Luật sư tư vấn:

  • Tư vấn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân.
  • Tư vấn các mức phạt mà người gây tai nạn có thể bị áp dụng.
  • Tư vấn hướng giải quyết tốt nhất khi trao đổi với gia đình nạn nhân và cơ quan chức năng.
  • Tư vấn soạn thảo đơn từ liên quan đến giải quyết tai nạn giao thông.
  • Tư vấn thu thập tài liệu để được áp dụng tình tiết giảm nhẹ.

Luật sư bào chữa:

  • Cùng khách hàng tham gia giải quyết vụ án tại các cơ quan có thẩm quyền.
  • Tham gia bào chữa cho khách hàng tại phiên tòa.

Với những thông tin liên quan đến cấu thành tội danh vi phạm giao thông, quy trình xử lý hành chính, hình sự và cách giải quyết sơ bộ khi xảy ra tai nạn giao thông chết người Luật L24H đã giải đáp phần nào thắc mắc của Quý bạn đọc. Nếu có nhu cầu được tư vấn luật giao thông chuyên sâu vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900633716 để được hỗ trợ.



Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/giai-quyet-tai-nan-giao-thong-chet-nguoi
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng September 07, 2022 at 11:02AM

Xác định giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Xác định giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là một quy định vô cùng quan trọng và cần thiết để đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng. Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại, cách xác định giá trị bồi thường thiệt hại và các mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại đều được quy định cụ thể. Để nắm rõ hơn thông tin và kiến thức, chúng tôi mời Quý độc giả cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H.

Xác định giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Xác định giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là hình thức trách nhiệm dân sự đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đã gây ra thiệt hại, bên có hành vi vi phạm phải bù đắp những tổn thất vật chất, tinh thần do mình gây ra. Đồng thời, Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Căn cứ theo Điều 360, Điều 361, Điều 419 Bộ luật dân sự 2015.

>>> Tham khảo thêm về: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng

Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại Điều 360 của Bộ luật Dân sự. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.

Căn cứ theo Điều 13, Điều 360, Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015.

Xác định giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Khi một bên vi phạm những điều kiện được giao kết trong hợp đồng thì phải có trách nhiệm với những thiệt hại do sự vi phạm đó gây ra.

Căn cứ vào Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015 về thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ:

  • Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
  • Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
  • Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

Để xác định được giá trị bồi thường thiệt hại khi có bên vi phạm hợp đồng, các bên sẽ cần phải trao đổi thỏa thuận để đúng với những quy định ở trong hợp đồng.  Bởi hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Do đó, mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng cũng là một phần trong nội dung của hợp đồng. Khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng, về nguyên tắc hai bên sẽ giải quyết thông qua phương pháp thỏa thuận.

  • Lúc này, mức bồi thường thiệt hại sẽ do hai bên thỏa thuận và quyết định.
  • Trường hợp, hợp đồng có nêu cụ thể các khoản bồi thường thì cũng sẽ căn cứ vào điều khoản hợp để xác định giá trị bồi thường.
  • Trường hợp, nếu bên vi phạm chỉ có lỗi một phần trong việc gây ra thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình.
  • Ngoài ra, bên nhận nghĩa vụ có trách nhiệm chứng minh tổn thất phải chịu do vi phạm hợp đồng gây ra.

>>> Tham khảo thêm về cách: Giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

Căn cứ Điều 360, Điều 361, Điều 363 Bộ luật dân sự 2015; Điều 304 Luật Thương mại 2005.

Giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

  • Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng có thể được miễn trừ nếu do hai bên thỏa thuận và dựa trên quy định hợp đồng có giao kết về các điều khoản miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Căn cứ Điều 351 Bộ luật Dân sự  2015.

Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

  • Luật sư tư vấn luật về cách xác định mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
  • Luật sư tư vấn xác lập quy định trong hợp đồng.
  • Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật hợp đồng và các quy định khác liên quan;
  • Luật sư tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hợp đồng nhằm loại bỏ các rủi ro về trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng;
  • Luật sư soạn thảo các đơn từ liên quan để kiện đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp cần thiết;
  • Luật sư tham gia tranh tụng tại các phiên tòa để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Tư vấn bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Tư vấn bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Những quy định trong hợp đồng đều mang lại quyền và lợi ích của các bên, thế nên khi có bên vi phạm ắt hẳn sẽ gây ra những tổn thất đối với những bên còn lại. Khi đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên phải được thực hiện. Để thực hiện được thì việc nắm những quy định liên quan là vô cùng cần thiết. Bài viết đã cung cấp cho Quý độc giả thông tin đầy đủ về cách xác định giá trị bồi thường thiệt hại. Trường hợp Quý độc giả có nhu cầu cần tư vấn luật dân sự về lĩnh vực hợp đồng vui lòng liên hệ qua hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/xac-dinh-gia-tri-boi-thuong-thiet-hai-do-vi-pham-hop-dong
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng September 07, 2022 at 11:00AM

Gây tai nạn giao thông không bồi thường

Khi xảy ra tai nạn giao thông, bên có lỗi phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên chịu thiệt hại. Tuy nhiên, tồn tại không ít các trường hợp bên có lỗi không có khả năng hoặc cố tình không bồi thường thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của bên chịu thiệt hại. Để xử lý vấn đề gây tai nạn giao thông không bồi thường một cách hiệu quả, Luật L24H xin cung cấp đến quý bạn đọc bài viết dưới đây.

Gây tai nạn giao thông không bồi thường

Gây tai nạn giao thông không bồi thường

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  • Tai nạn giao thông xảy ra gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần thì bên gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường, đền bù một khoản tổn thất mà họ phải chịu.
  • Hành vi gây thiệt hại phải là hành vi vi trái pháp luật. Nghĩa là, trong trường hợp tai nạn giao thông xảy ra do lỗi của bên chịu thiệt hại thì người gây thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phát sinh hoàn toàn là lỗi của bên chịu thiệt hại.
  • Có sự xuất hiện của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.

Cơ sở pháp lý: Điều 584 Bộ Luật dân sự 2015.

Các khoản bồi thường khi gây tai nạn giao thông

  • Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định gồm:
  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật định.
  • Trong trường hợp người bị tai nạn giao thông thiệt hại về sức khỏe, nhân phẩm và uy tín, các khoản bồi thường bao gồm:
  • Các chi phí chữa trị, điều trị và phục hồi chức năng.
  • Thu thập thực tế của người bị hại bị mất hoặc giảm sút.
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị và thiệt hại khác do pháp luật quy định.
  • Thêm vào đó, người gây tai nạn còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
  • Trường hợp người tai nạn giao thông bị thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm thì thiệt hại được xác định gồm có:
  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như trường hợp thứ nhất.
  • Chi phí cho việc mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và các thiệt hại khác nếu luật có quy định.
  • Thêm vào đó, người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường thiệt thêm một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.
  • Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận.
  • Nếu không thỏa thuận được thì mức đền bù tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Cơ sở pháp lý: Điều 589, 590, 591, 592 của Bộ Luật dân sự 2015.

>>> Tham khảo thêm về: Luật bồi thường tai nạn giao thông chết người

Các khoản bồi thường trong tai nạn giao thông

Các khoản bồi thường trong tai nạn giao thông

Gây tai nạn giao thông không bồi thường thiệt hại bị xử lý ra sao?

Xét về yếu tố lỗi:

  • Nếu người chịu trách nhiệm bồi thường có lỗi, ý thức được hành vi và trách nhiệm bồi thường của bản thân, nhưng dùng mọi biện pháp để trốn tránh, không chịu bồi thường thiệt hại thì sẽ bị khởi kiện và chịu trách nhiệm hình sự.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì bên thiệt hại sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường đối với bên bị thiệt hại.
  • Trong trường hợp người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình thì có thể được giảm mức bồi thường.
  • Đối với lỗi hỗn hợp, tai nạn giao thông xảy ra là do lỗi của cả hai bên thì căn cứ vào tình hình thực tế, hai bên có thể tự giải quyết, hoặc dựa vào các quy định của pháp luật mà cơ quan công an sẽ tiến hành đối trừ và hòa giải, sau đó giải quyết vi phạm của từng bên.

Cơ sở pháp lý: Điều 584 và 585 của Bộ Luật dân sự 2015.

Trách nhiệm hình sự:

  • Nếu người gây tai nạn không thực hiện trách nhiệm bồi thường của mình, người được bồi thường có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết và bảo vệ quyền lợi của mình trên cơ sở căn cứ Điều 26, 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án.
  • Trong trường hợp nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà xác định được dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án.
  • Trong trường hợp đặc biệt, khi xác định được những hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không khởi tố vụ án hình sự mà có thể xử lý bằng các biện pháp khác quy định tại khoản 2 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015.

>>> Tham khảo thêm về: Quy trình khởi tố tai nạn giao thông

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thiệt hại trong tai nạn giao thông

Hồ sơ khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại

  • Đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông, có nội dung được quy định ở khoản 1, điều 189 tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Giấy tờ nhân thân. (CCCD; sổ hộ khẩu… bản sao chứng thực)
  • Các giấy tờ, hồ sơ chứng minh thiệt hại. (biên bản giám định sức khỏe, hóa đơn chữa trị, giấy xuất viện…)
  • Các biên bản chứng minh lỗi là của người gây thiệt hại.
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

Cơ sở pháp lý: Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Thẩm quyền giải quyết bồi thường tai nạn giao thông

  • Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi giải quyết các tranh chấp về dân sự trong đó có tranh chấp về bồi thường thiệt hại.
  • Hoặc, tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc là Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại.

Cơ sở pháp lý: Điều 35 và điểm a khoản 1 điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Thời gian giải quyết bồi thường tai nạn giao thông

  • Tùy theo tính chất phức tạp của từng vụ việc mà thời gian của một vụ khởi kiện đòi bồi thường có thể diễn ra từ 6 – 8 tháng.
  • Các công việc được giải quyết trong thời gian này bao gồm: Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện; thẩm phán ra quyết định sửa đổi, bổ sung, thụ lý hay trả lại đơn khởi kiện; người khởi kiện nộp tạm ứng án phí; tòa án tiến hành lập hồ sơ, thu thập chứng cứ, hòa giải; đưa vụ án ra xét xử…

Cơ sở pháp lý: Điều 191 đến Điều 220 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

>>> Tham khảo thêm về: Giải quyết tai nạn giao thông chết người

Tư vấn giải quyết gây tai nạn giao thông không bồi thường

  • Tư vấn hướng giải quyết trong vấn đề gây tai nạn giao thông không bồi thường.
  • Hướng dẫn soạn thảo đơn khởi kiện và chuẩn bị các loại hồ sơ khởi kiện
  • Tư vấn thực hiện các thủ tục, quy trình trong trường hợp khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông.
  • Tham gia vào quá trình thương lượng, hòa giải trong tranh chấp về bồi thường thiệt hại.
  • Tham gia quá trình khởi kiện tranh chấp về bồi thường thiệt hại khi có giấy triệu tập của tòa.
  • Trực tiếp tham tranh tụng tại phiên tòa để bảo vệ quyền lợi ích của thân chủ,
  • Tư vấn thu thập các tài liệu chứng cứ có lợi cho khách hàng.
  • Tư vấn và hướng dẫn khởi tố khi sự kiện có dấu hiệu hình sự.
  • Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Trên đây là toàn bộ nội dung cơ bản về thủ tục, quy trình và cách xử lý khi bị gây tai nạn giao thông nhưng không được bồi thường thiệt hại của Luật L24H. Nếu quý khách còn bất kỳ vướng mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại của chúng tôi xin hãy vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn luật giao thông qua Hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn.



Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/gay-tai-nan-giao-thong-khong-boi-thuong
Luật Sư Võ Tấn Lộc September 07, 2022 at 10:30AM

Tranh chấp tài sản gắn liền với đất

Các chủ đề tranh chấp liên quan đến đất đai dặt biệt là tranh chấp tài sản gắn liền với đất luôn là một chủ đề nóng với số lượng ngày càn...