Xác định giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là một quy định vô cùng quan trọng và cần thiết để đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng. Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại, cách xác định giá trị bồi thường thiệt hại và các mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại đều được quy định cụ thể. Để nắm rõ hơn thông tin và kiến thức, chúng tôi mời Quý độc giả cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H.
Xác định giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là gì?
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là hình thức trách nhiệm dân sự đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đã gây ra thiệt hại, bên có hành vi vi phạm phải bù đắp những tổn thất vật chất, tinh thần do mình gây ra. Đồng thời, Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Căn cứ theo Điều 360, Điều 361, Điều 419 Bộ luật dân sự 2015.
>>> Tham khảo thêm về: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng
Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại Điều 360 của Bộ luật Dân sự. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.
Căn cứ theo Điều 13, Điều 360, Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015.
Xác định giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Khi một bên vi phạm những điều kiện được giao kết trong hợp đồng thì phải có trách nhiệm với những thiệt hại do sự vi phạm đó gây ra.
Căn cứ vào Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015 về thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ:
- Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
- Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
- Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.
Để xác định được giá trị bồi thường thiệt hại khi có bên vi phạm hợp đồng, các bên sẽ cần phải trao đổi thỏa thuận để đúng với những quy định ở trong hợp đồng. Bởi hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Do đó, mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng cũng là một phần trong nội dung của hợp đồng. Khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng, về nguyên tắc hai bên sẽ giải quyết thông qua phương pháp thỏa thuận.
- Lúc này, mức bồi thường thiệt hại sẽ do hai bên thỏa thuận và quyết định.
- Trường hợp, hợp đồng có nêu cụ thể các khoản bồi thường thì cũng sẽ căn cứ vào điều khoản hợp để xác định giá trị bồi thường.
- Trường hợp, nếu bên vi phạm chỉ có lỗi một phần trong việc gây ra thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình.
- Ngoài ra, bên nhận nghĩa vụ có trách nhiệm chứng minh tổn thất phải chịu do vi phạm hợp đồng gây ra.
>>> Tham khảo thêm về cách: Giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
Căn cứ Điều 360, Điều 361, Điều 363 Bộ luật dân sự 2015; Điều 304 Luật Thương mại 2005.
Giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
- Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng có thể được miễn trừ nếu do hai bên thỏa thuận và dựa trên quy định hợp đồng có giao kết về các điều khoản miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Căn cứ Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015.
Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
- Luật sư tư vấn luật về cách xác định mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
- Luật sư tư vấn xác lập quy định trong hợp đồng.
- Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật hợp đồng và các quy định khác liên quan;
- Luật sư tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hợp đồng nhằm loại bỏ các rủi ro về trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng;
- Luật sư soạn thảo các đơn từ liên quan để kiện đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp cần thiết;
- Luật sư tham gia tranh tụng tại các phiên tòa để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Tư vấn bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Những quy định trong hợp đồng đều mang lại quyền và lợi ích của các bên, thế nên khi có bên vi phạm ắt hẳn sẽ gây ra những tổn thất đối với những bên còn lại. Khi đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên phải được thực hiện. Để thực hiện được thì việc nắm những quy định liên quan là vô cùng cần thiết. Bài viết đã cung cấp cho Quý độc giả thông tin đầy đủ về cách xác định giá trị bồi thường thiệt hại. Trường hợp Quý độc giả có nhu cầu cần tư vấn luật dân sự về lĩnh vực hợp đồng vui lòng liên hệ qua hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.
Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/xac-dinh-gia-tri-boi-thuong-thiet-hai-do-vi-pham-hop-dong
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng September 07, 2022 at 11:00AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét