Mở chi nhánh công ty khác tỉnh cần lưu ý một số vấn đề như địa điểm quyết định thành lập chi nhánh, thủ tục, hồ sơ thành lập. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp thông tin chi tiết về MỞ CHI NHÁNH tỉnh khác và dịch vụ thành lập cho những doanh nghiệp đang chưa biết cần làm gì để thành lập chi nhánh khác tỉnh.
Thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Quy định về thành lập chi nhánh công ty
Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chi nhánh chính là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thực hiện một phần hoặc là toàn bộ những chức năng của một doanh nghiệp kể cả những chức năng đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp. So với văn phòng đại diện, chi nhánh có những ưu thế như:
- Được sở hữu con dấu riêng mang tên chi nhánh công ty và sẽ thay cho công ty mẹ (cty) ký hợp đồng kinh tế;
- Thành lập chi nhánh sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao tiếp với khách hàng thay vì khách hàng bắt buộc phải đến trụ sở chính công ty;
- Chi nhánh sẽ được phép hoạt động kinh doanh và giao dịch giống như công ty mẹ;
- Được chọn lựa chế độ hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Hồ sơ mở chi nhánh công ty khác tỉnh
Tùy vào loại hình công ty mẹ mà hồ sơ, thủ tục và các biểu mẫu để thành lập chi nhánh khác tỉnh có sự khác nhau, tuy nhiên về cơ bản hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh theo quy định tại Điều 45 Luật Doanh nghiệp cần bao gồm các tài liệu sau:
- Thông báo lập chi nhánh;
- Quyết định của Hội đồng thành viên/ Chủ sở hữu công ty/ Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần về việc thành lập chi nhánh công ty;
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- Giấy chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh;
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKDN.
Thủ tục mở chi nhánh công ty khác tỉnh
Bước 1: Lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chi nhánh và tên chi nhánh;
Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh;
Bước 3: Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh;
Bước 4: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh.
Sau khi thành lập chi nhánh cần làm gì?
- Khắc dấu và đăng ký sử dụng con dấu: Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh khác tỉnh, chi nhánh doanh nghiệp nếu có nhu cầu đăng ký sử dụng con dấu thì tiến hành khắc con dấu và đăng ký sử dụng con dấu.
- Kê khai lệ phí môn bài và lập hồ sơ thuế: Chi nhánh công ty phải kê khai lệ phí môn bài trước ngày 31/01 của năm tiếp theo, năm đầu tiên được miễn.
- Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn: Nếu có nhu cầu sử dụng hóa đơn riêng của chi nhánh, chi nhánh sẽ nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn, khi được chấp thuận sử dụng, chi nhánh khác tỉnh tiến hành đặt in hóa đơn và phát hành hóa đơn để sử dụng.
Mẫu thông báo mở chi nhánh công ty
Để hoàn thành thủ tục thành lập chi nhánh công ty thì công ty cần phải thực hiện việc chuẩn bị Thông báo thành lập chi nhánh gửi cơ quan thuế do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong bộ hồ sơ thành lập chi nhánh. Hiện nay, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có cung cấp mẫu thông báo mở chi nhánh công ty tại Phụ lục II-7
Mẫu thông báo mở chi nhánh công ty
Hạch toán thuế khi mở chi nhánh công ty
Có hai hình thức hạch toán mà chi nhánh công ty khác tỉnh sẽ phải lựa chọn khi đăng ký thành lập đó là hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc. Căn cứ Luật Quản lý thuế, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, Thông tư 80/2021/TT-BTC, Thông tư số 39/2014/TT-BTC thì chế độ kế toán của hai loại này khác nhau:
Đối với chi nhánh hạch toán độc lập sẽ yêu cầu:
- Phải có con dấu, chữ ký số và hóa đơn riêng cho chi nhánh;
- Kê khai, nộp thuế GTGT tại nơi đặt trụ sở chi nhánh công ty;
- Thuế môn bài được kê khai và nộp tại nơi đặt trụ sở chi nhánh công ty;
- Phải mở tài khoản ngân hàng;
- Báo cáo tài chính cuối năm sẽ phải kê khai và nộp tại nơi đặt trụ sở chi nhánh.
Đối với hạch toán phụ thuộc sẽ yêu cầu:
- Phải có con dấu chữ ký số và tài khoản ngân hàng;
- Thuế môn bài sẽ được kê và nộp tại nơi đặt trụ sở chi nhánh;
- Thuế GTGT cũng được kê khai và nộp tại nơi đặt trụ sở chi nhánh;
- Báo cáo tài chính cuối năm sẽ kê khai và nộp tại nơi đặt trụ sở công ty mẹ.
Dịch vụ mở chi nhánh công ty khác tỉnh tại Luật L24H
- Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan về các bước thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, lập địa điểm kinh doanh;
- Soạn thảo Hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định để đăng ký, thành lập hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, lập địa điểm kinh doanh;
- Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Chi nhánh công ty;
- Đại diện khách hàng thực hiện các giao dịch liên quan với các cơ quan chức năng;
- Hướng dẫn khách tiến hành nộp tờ khai lệ phí môn bài đối với Văn phòng đại diện và nộp thuế môn bài cho Chi nhánh công ty.
- Tư vấn các nội dung khác liên quan đến quá trình hoạt động của Chi nhánh công ty.
- Tư vấn, hỗ trợ pháp lý trong suốt quá trình hoạt động của công ty,…
Với uy tín của mình, Luật L24H cam kết đảm bảo cung cấp cho khách hàng dịch vụ thành lập chi nhánh nhanh chóng, hiệu quả pháp lý cao với mức phí xác định theo từng vụ việc cụ thể.
Dịch vụ mở chi nhánh công ty khác tỉnh của Luật L24H
Doanh nghiệp muốn mở hoạt động chi nhánh khác tỉnh phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh.
Nếu quý khách hàng chưa rõ về các điều kiện, hồ sơ thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh, cần luật sư tư vấn doanh nghiệp, sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của Luật L24H vui lòng liên hệ qua hotline 1900.633.716.
Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/thanh-lap-chi-nhanh-cong-ty-khac-tinh
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng May 27, 2022 at 11:17AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét