Thành lập doanh nghiệp tư nhân là thủ tục mà các cá nhân thường hay quan tâm chọn làm mô hình khởi nghiệp để kinh doanh vì tính đơn giản của nó. Doanh nghiệp tư nhân cũng có quy trình, thủ tục thành lập đặc thù để là điều kiện tiền đề cho pháp luật bảo vệ. Luật L24H sau đây sẽ hướng dẫn về các bước trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp các lưu ý về hồ sơ, chi phí thủ tục khác sẽ được trình bày cụ thể bên dưới.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Điều 188 theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Theo Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện của chủ doanh nghiệp tư nhân thì phải do một cá nhân duy nhất làm chủ và mỗi cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân.
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 Luật doanh nghiệp, lưu ý một số quy định như: tên bao gồm hai thành tố (loại hình + tên riêng); những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp; tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp; tên trùng và tên gây nhầm lẫn.
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ (có đầy đủ giấy tờ tương ứng đối với loại hình doanh nghiệp như đã nêu tại Thành phần hồ sơ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật);
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Điều 32 Nghị định 01/2020/NĐ –CP về đăng ký doanh nghiệp thì thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm các bước:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
- Bước 2: Giải quyết hồ sơ
- Bước 3: Nhận kết quả
Thứ nhất, về thủ tục nộp hồ sơ trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp thì căn cứ Điều 42 Nghị định 01/2020/NĐ – CP thì:
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 02 hình thức sau để nộp hồ sơ:
- Sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh;
- Sử dụng chữ ký số công cộng
Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp qua cổng thông tin điện tử:
- Đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống;
- Tạo hồ sơ và có đầy đủ chữ ký, họ tên trong hồ sơ;
- Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh;
- Scan và tải tài liệu đính kèm;
- Ký xác thực và nộp hồ sơ.
Thứ hai, về thủ tục nộp và nhận kết quả tại phòng đăng ký kinh doanh
Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao
Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Căn cứ pháp lý: Điều 32 Nghị đinh 01/2021/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệm tư nhân cần những giấy tờ gì?
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân (chứng minh thư/ căn cước công dân).
Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân, kèm theo:
- Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
Căn cứ pháp lý: Điều 21 Nghị định 01/2020/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục sau thành lập doanh nghiệp
Thủ tục sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Treo biển tại trụ sở công ty
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử
- Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
- In và đặt in hóa đơn
Ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
Về ưu điểm doanh nghiệp tư nhân
- Hệ thống đồng nhất, không xảy ra các tranh chấp nội bộ. Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng đồng thời là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trước pháp luật.
- Cơ cấu tổ chức công ty đơn giản, không cầu kỳ hay bộ máy quá cồng kềnh. Mọi hoạt động đều được người làm chủ nắm bắt nhanh chóng và kiểm soát hiệu quả.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm vô hạn nên quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp cho bạn hàng, đối tác có lòng tin hơn vào đơn vị và sẵn sàng hợp tác kinh doanh.
Về nhược điểm doanh nghiệp tư nhân
- Thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành trái phiếu, cổ phiếu hay bất cứ hình thức chứng khoán nào. Bởi vậy công ty không được phép lên sàn giao dịch. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc huy động vốn và mở rộng hoạt động.
- Đơn vị cũng không được quyền góp phần vốn vào các công ty hợp danh, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn. Mọi tài sản của chủ doanh nghiệp đều thuộc doanh nghiệp nên khó mở rộng làm ăn, đầu tư vào những thị trường khác.
- Doanh nghiệp có tính rủi ro cao do chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về doanh nghiệp tư nhân bằng toàn bộ tài sản của mình. Khi công ty làm ăn thua lỗ và phải gánh nợ, không có sự phân biệt giữa tài sản chủ sở hữu và tài sản công ty.
Các câu hỏi thường gặp khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
Một số câu hỏi liên quan khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân ở đâu?
Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là bao lâu?
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Mẫu hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân theo mẫu.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân mẫu mới nhất theo mẫu Phụ lục I-1 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT về đăng ký doanh nghiệp.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Luật L24H
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Luật 24h tư vấn hướng dẫn hỗ trợ khách hàng giải thích các quy định của pháp luật về quy trình, các bước, hồ sơ thành lập công ty, những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tư nhân;
- Đại diện theo ủy quyền của khách hàng liên hệ với Sở kế hoạch và đầu tư để thực hiện thành lập công ty tư nhân, hỗ trợ đưa công ty đi vào hoạt động.
- Tiến hành hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để tiến hành đăng ký thành lập công ty;
- Tư vấn cần bao nhiêu vốn pháp định/ vốn điều lệ dựa trên năng lực vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Tư vấn từ khi nộp hồ sơ cho tới khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và sau thành lập doanh nghiệp tư nhân.
- Tư vấn các vấn đề về thuế: khai thuế như thế nào, nghĩa vụ nộp thuế ra sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến các điều kiện để thành lập công ty tư nhân sao cho đúng pháp luật, thành phần hồ sơ cần nộp, trình tự thực hiện việc đăng ký mà chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào về thủ tục hoặc sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của Luật L24H , xin vui lòng gọi đến số Hotline 1900633716 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.
Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/thanh-lap-doanh-nghiep-tu-nhan
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng May 21, 2022 at 07:00AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét