Việc con riêng có được hưởng thừa kế không là một nỗi băn khoăn của rất nhiều người bởi quan hệ mẹ kế, bố dượng và con riêng là một mối quan hệ rất nhạy cảm. Khi gặp phải trường hợp này, đa phần những người được hưởng di sản thừa kế không biết giải quyết như thế nào để bảo vệ quyền thừa kế và lợi ích hợp pháp của mình. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ tư vấn cho quý bạn đọc biết thêm thông tin về những quy định của pháp luật dân sự điều chỉnh về vấn đề chia thừa kế cho con ngoài giá thú.
Con riêng có được hưởng thừa kế không?
Con riêng có được hưởng thừa kế như con chung không?
Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, theo quy định trên, con riêng không thuộc trường hợp được hưởng thừa kế. Tuy vậy, pháp luật dân sự vẫn quy định một số trường hợp mà con ngoài giá thú có quyền hưởng thừa kế như con chung
Những trường hợp con riêng được hưởng thừa kế
Có để lại di chúc cho con riêng
Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vì vậy, người cha dượng, mẹ kế có quyền chỉ định trong di chúc con riêng là người thừa kế và được quyền hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản theo ý chí của họ. Do đó, trường hợp này người con riêng có quyền thừa kế di sản của bố dượng, mẹ kế.
Những trường hợp con riêng được hưởng thừa kế
Con riêng sống chung nuôi dưỡng cha dượng, mẹ kế
Căn cứ Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015, con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì có quyền thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.
Quyền được nhận di sản thừa kế của con riêng
Như vậy, theo pháp luật dân sự hiện hành, con riêng vẫn có thể được thừa kế như con chung nếu được chỉ định là người nhận thừa kế trong di chúc hoặc có quan hệ thân thiết, nuôi dưỡng cha dượng, mẹ kế như cha mẹ ruột.
Tuy nhiên, nếu con riêng thuộc vào trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 hoặc từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người con riêng sẽ không được hưởng thừa kế của bố mẹ dượng.
Quyền được nhận di sản thừa kế của con riêng
Tư vấn khởi kiện chia tài sản thừa kế cho con riêng
- Tư vấn, xác định người không có quyền hưởng di sản thừa kế theo luật.
- Đánh giá, dự liệu các vấn đề pháp lý phát sinh trong vấn đề chia tài sản thừa kế.
- Tư vấn thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế.
- Soạn thảo các giấy tờ cần thiết trong quá trình khởi kiện chia tài sản thừa kế.
- Thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc phân chia di sản, lập di chúc.
- Trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp với tư cách đại diện ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền lợi hợp pháp
- Thay mặt khách hàng trực tiếp nộp, nhận kết quả, bổ sung kết quả tại cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn do Luật L24H cung cấp giúp quý bạn đọc hiểu thêm về quyền được hưởng thừa kế của con riêng. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư thừa kế của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ luật sư tư vấn qua HOTLINE 1900633716 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/con-rieng-co-duoc-huong-thua-ke-khong
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng June 25, 2022 at 07:00AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét