Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua bên thứ ba độc lập là trọng tài viên bằng cách đưa ra những phán quyết trọng tài buộc các bên phải tôn trọng và thực hiện. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp cho quý bạn đọc biết thêm những quy định của pháp luật về điều kiện, thủ tục giải quyết bằng trọng tài cũng như dịch vụ luật sư tư vấn tranh chấp của chúng tôi.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Quy định pháp luật cơ bản về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
- Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư, công bằng và tuân theo quy định của pháp luật.
- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010
Các hình thức trọng tài thương mại
Trọng tài vụ việc
- Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận.
- Sau khi giải quyết xong tranh chấp thì tự động giải tán.
- Hoạt động không có trụ sở, không có danh sách trọng tài viên riêng, không có quy tắc tố tụng riêng.
- Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài.
- Các bên tranh chấp có quyền rộng rãi trong việc xác định quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Trọng tài quy chế
- Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của pháp luật và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
- Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi Chính phủ.
- Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau.
- Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ.
- Trung tâm tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tố tụng và điều lệ riêng.
- Hoạt động tố tụng của trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm trọng tài.
Các hình thức trọng tài thương mại
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Cơ sở pháp lý: Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010
Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
- Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan cho Trung tâm trọng tài.
- Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài.
- Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp.
- Hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết.
Khi nào thỏa thuận trọng tài thương mại không thực hiện được?
- Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật Trọng tài thương mại
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật Trọng tài thương mại 2010.
- Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu.
- Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010
Khi nào thỏa thuận trọng tài thương mại không thực hiện được?
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Luật L24H
- Tư vấn hiệu lực của điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong hợp đồng giữa các bên.
- Hướng dẫn thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
- Chuẩn bị, soạn thảo các giấy tờ cần thiết trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
- Tư vấn thu thập tài liệu, chứng cứ hỗ trợ quá trình giải quyết tranh chấp.
- Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục cần thiết tại Trung tâm trọng tài.
- Hướng dẫn khách hàng lựa chọn trọng tài viên.
- Tư vấn, hướng dẫn thực hiện thi hành phán quyết trọng tài.
Trên đây là toàn bộ nội dung về những quy định cơ bản của pháp luật xoay quanh giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại và dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp bằng thương mại tại Luật L24H. Đây là một phương thức giải quyết tranh chấp hữu hiệu, khắc phục được những nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ này của chúng tôi hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, xin vui lòng liên hệ luật sư tư vấn qua hotline 1900633716 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/giai-quyet-tranh-chap-bang-trong-tai-thuong-mai
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng June 22, 2022 at 07:00AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét