Bào chữa tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế là công việc của một luật sư để bào chữa cho người phạm tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế đặc biệt trong tình hình covid-19 hiện nay . Những hành vi vi phạm về tội tham ô tài sản được quy định chi tiết tại Bộ luật Hình sự 2015. Trong bài viết này, Luật L24H sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc những thông tin cần thiết về vai trò của luật sư bào chữa tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế.
Bào chữa tội phạm tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế
Quy định pháp luật về tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế
Tham ô tài sản là tội phạm phổ biến nhất trong các tội phạm tham nhũng, cụ thể là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, do người từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Theo đó mức quy định xử phạt về tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế như sau:
Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng
- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Có tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
Bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
Bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, khung hình phạt bổ sung: bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Cơ sở pháp lý: Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Tham ô tài sản ở lĩnh vực y tế trong tình hình covid-19 hiện nay
Vai trò của luật sư về tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế
Vai trò của luật sư trong giai đoạn giải quyết tin báo tố giác tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế:
- Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
- Giúp người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Vai trò của luật sư trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế:
- Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
- Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
- Khi thân chủ trong vụ án hình sự không hiểu biết hết về quyền lợi của mình trong giai đoạn điều tra và không tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra.
- Luật sư giúp thân chủ nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến tội danh bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các quy trình tố tụng, thời gian, quá trình giải quyết. Giúp cho thân chủ của mình hiểu một cách tổng thể nhất về việc giải quyết vụ án. Tránh tối đa việc tốn kém chi phí không cần thiết, an tâm, suy nghĩ sáng suốt khi giải quyết công việc.
- Giúp cho thân chủ yên tâm, bình tĩnh đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật mà cơ quan điều tra đang xử lý.
- Giúp cho thân chủ đưa ra định hướng, phương pháp khắc phục hậu quả, thu thập tài liệu, chứng cứ minh oan, giảm nhẹ hình phạt hoặc tìm ra sự thật khách quan của vụ án
- Gặp gỡ làm việc với cơ quan tố tụng để bảo vệ thân chủ xử đúng pháp luật cho thân chủ.
- Luật sư gặp trực tiếp thân chủ trong trại tạm giam hoặc phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng hỏi cung để làm sáng tỏ vụ án.
- Trực tiếp bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa
Trong trường hợp đối tượng được hỏi chuẩn bị trước nội dung trả lời, Luật sư với tư duy pháp lý sẽ đặt ra câu hỏi từ xa, có tác dụng dẫn dắt, định hướng đến mục đích cuối cùng của việc xét hỏi.
Cơ sở pháp lý: Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Hướng bào chữa của luật sư đối với bị can, bị cáo bị khởi tố, xét xử về tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế
Bào chữa theo hướng chuyển sang tội danh khác có tính chất ít nghiêm trọng hơn
Dựa vào Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, sửa đổi 2017, khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết thì mới được khởi tố vụ án hình sự.
Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Như vậy về tội phạm tham ô tài sản thì không được đề cập trong điều trên. Đồng thời chủ thể bị xâm phạm là cơ quan nhà nước nên không thể làm đơn yêu cầu chỉ khi cơ quan điều tra khởi tố về hành vi này. Do đó, việc bào chữa cho tội danh này sẽ theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Bào chữa theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Các trường hợp được áp dụng để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo
- Bị cáo có người thân là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự.
- Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên
- Bị cáo ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm.
- Bị cáo tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả
- Bị cáo trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- Bị cáo trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
- Bị cáo trong trường hợp vượt mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
- Bị cáo trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra
- Bị cáo vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra
- Bị cáo nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn
- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng
- Bị cáo vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức
- Bị cáo trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
- Bị cáo do lạc hậu
- Bị cáo là phụ nữ có thai
- Bị cáo là người đủ 70 tuổi trở lên
- Bị cáo là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng
- Bị cáo là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
- Bị cáo tự thú
- Bị cáo thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải
- Bị cáo tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm
- Bị cáo tội đã lập công chuộc tội
- Bị cáo là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác
Cơ sở pháp lý: Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Luật sư bào chữa cho người phạm tội tham ô tài sản trong vụ việc nâng khống giá kit test như thế nào?
Đối với vụ việc tài sản tham nhũng trong vụ việc nâng khống giá kit test, chủ thể trong vụ án này là những người đứng đầu cơ quan nhà nước đã có hành vi lợi dụng quyền hạn, chức vụ trong nhà nước vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước. Vì thế, hướng bào chữa của luật sư sẽ theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, cụ thể Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
- Bị cáo có người thân là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự.
- Bị cáo tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm
- Bị cáo tội đã lập công chuộc tội
- Bị cáo là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác…..
Khi đó luật sư sẽ cung cấp các bằng chứng rằng bị can thuộc một trong các trường trên có thể xử nhẹ mức hình phạt
Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế
Dịch vụ luật sư bào chữa về tội tham ô tài sản trong lĩnh y tế
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại về hành vi vi phạm tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế
- Bào chữa cho bị can, bị cáo, người tạm giam giữ, tạm giam tại các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế
- Tư vấn chính sách pháp luật về việc tha tù trước thời hạn như phạm nhân cải tạo tốt, được đặc xá, ân xá…
- Tham gia tố tụng các vụ án Hình sự từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
- Bảo vệ người bị hại, tìm ra sự thật khách quan của các vụ án tranh án oan, sai giúp công lý được thực thi đúng pháp luật, quyền con người được đảm bảo.
Trên đây chúng tôi cung cấp đến quý khách các thông tin về quy định của pháp luật liên quan đến vai trò, nghĩa vụ luật sư bào chữa tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế để giải đáp vướng mắc của quý khách. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ luật sư tư vấn luật hình sự qua HOTLINE 1900633716 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn
>>> Xem thêm: GIÁ THUÊ LUẬT SƯ HÌNH SỰ
Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/luat-su-bao-chua-toi-tham-o-tai-san-trong-linh-vuc-y-te
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng June 16, 2022 at 01:30PM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét