Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai là mẫu đơn dùng để đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không thể hòa giải. Đơn yêu cầu cần phải bảo đảm chứa những nội dung cần có về mâu thuẫn đất đai theo quy định của pháp luật. Để cung cấp cho quý bạn đọc thêm thông tin về cách viết đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai cũng như dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai của chúng tôi, Luật L24H xin đem đến bài viết dưới đây.
Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Khi nào cần làm đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
- Khi những tranh chấp đất đai xảy ra dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp về đất bị xâm hại mà không thể tự hòa giải được, các cá nhân, hộ gia đình có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
- Theo đó, các bên có thể nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Sau đó, nếu vẫn chưa thể hòa giải được, hai bên có thể nộp đơn khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.
- Tuy nhiên, dù nộp đơn tại UBND cấp xã hay Tòa án thì đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai vẫn là một loại giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ.
>> Tham khảo thêm về: Tranh chấp đất đai có sổ đỏ
Cách viết đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
- Xác định tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND được xác định tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013.
- Ghi rõ họ và tên, nơi cư trú của người đề nghị giải quyết tranh chấp, những người mà người đề nghị cho rằng có liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai.
- Trình bày nội dung đề nghị giải quyết tranh chấp: lý do, mục đích, tóm tắt vụ việc dẫn đến tranh chấp đất đai (các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian, nêu các tranh chấp giữa hai bên liên quan đến khu vực tranh chấp, thửa đất, đường đi bị lấn chiếm,..), yêu cầu giải quyết tranh chấp.
- Ký tên và ghi rõ họ tên của người làm đơn cũng như sự xác nhận của chính quyền địa phương.
- Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp đất đai kèm theo đơn đề nghị như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân,…
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
>> Tham khảo thêm về: Giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay
Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất
Nộp đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai ở đâu?
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai sau đây: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013; Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự cụ thể là Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015
- Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- Nếu việc hòa giải ở UBND cấp xã không thành, các bên có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp trên hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013.
Cơ sở pháp lý: Điều 203 Luật Đất đai 2013.
>> Tham khảo thêm về: Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất
Thủ tục nộp đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Hồ sơ cần chuẩn bị kèm theo
Giải quyết tại Ủy ban Nhân dân:
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
- Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
Khởi kiện tòa án:
Nếu khởi kiện tại tòa án, hồ sơ cần bao gồm: đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Cơ sở pháp lý: Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP), khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Thủ tục nộp đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Thủ tục thực hiện
Nộp đơn yêu cầu hòa giải, giải quyết tranh chấp tại Ủy ban Nhân dân:
- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
- Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Nộp đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án Nhân dân cấp có thẩm quyền:
- Cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015; chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện và giấy tờ nhân thân có liên quan đến giải quyết yêu cầu khởi kiện.
- Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.
- Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện và tiến hành thủ tục thụ lý nếu hồ sơ khởi kiện đầy đủ và hợp lệ.
- Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo giấy báo của Tòa án trong thời hạn 07 ngày. Vụ án được thụ lý kể từ thời điểm Tòa án nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí từ người khởi kiện.
- Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án, kể từ ngày thụ lý là từ 04 đến 06 tháng.
Cơ sở pháp lý: Điều 202 Luật Đất đai 2013, Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
>> Tham khảo thêm về: Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại Luật 24H
- Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.
- Soạn thảo, chuẩn bị các loại giấy tờ liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.
- Đề xuất những kiến nghị, giải pháp giải quyết mâu thuẫn trong đất đai.
- Đại diện khách hàng làm việc tại những cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tham gia vào quá trình thương lượng, hòa giải tranh chấp đất đai.
- Tham gia vào quá trình tố tụng tranh chấp đất đai.
- Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp cho Tòa án.
- Thay mặt thân chủ nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo.
- Đề nghị Tòa án quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án.
- Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.
>> Tham khảo thêm về: Giá thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật 24H về mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất. Khi gặp các tranh chấp đất đai không thể hòa giải, người sử dụng đất có thể nộp đơn đề nghị này lên các cơ quan có thẩm quyền như UBND hoặc Tòa án để được giải quyết. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tìm luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đai, xin vui lòng liên hệ luật sư tư vấn qua HOTLINE 1900633716 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/don-de-nghi-giai-quyet-tranh-chap-dat-dai
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng June 28, 2022 at 07:00AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét