Thứ Năm, 14 tháng 7, 2022

Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi là việc người cha hoặc mẹ muốn giành lại quyền nuôi con khi thấy người trực tiếp nuôi dưỡng hiện tại không đáp ứng đủ điều kiện nuôi dưỡng con cái. Bài viết này, Luật L24H sẽ hướng dẫn cụ thể cách giải quyết tranh chấp nuôi con dưới 36 tháng khi ly hôn và giới thiệu dịch vụ tư vấn giành quyền nuôi con.

Điều kiện giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Điều kiện giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Cách giải quyết vấn đề con chung khi ly hôn theo luật định

Trước tiên, để quyết định ai là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con chung sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận với nhau. Trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án xem xét quyết định căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.:

  • Đối với con dưới 36 tháng tuổi: giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng con.
  • Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Căn cứ vào Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Cách giải quyết vấn đề con chung khi ly hôn theo luật định

Cách giải quyết vấn đề con chung khi ly hôn theo luật định

Điều kiện để giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Điều kiện về vật chất:

  • Chứng minh thu nhập thực tế
  • Có công việc ổn định, môi trường sinh hoạt, điều kiện học tập cho con, có nơi ở hợp pháp, ổn định

Điều kiện về mặt tinh thần để giành quyền nuôi con:

Với điều kiện này sẽ xét trên thời gian để thực hiện nuôi dưỡng con, tình cảm dành cho con cái, nhân cách đạo đức, thời gian dạy dỗ, chăm sóc con, thời gian vui chơi cùng con…của bố hoặc mẹ.

Khi nào người bố được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi?

  • Khi có sự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con giữa vợ và chồng, trong đó thỏa thuận người chồng sẽ là người trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi (heo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đinh 2014).
  • Khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, Tòa sẽ xem xét quyết định giao con cho người cha nếu người cha có các điều kiện đảm bảo việc nuôi dưỡng, giáo dục con dưới 36 tháng tuổi (theo khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

Trường hợp nào người mẹ không được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi

Về nguyên tắc, mẹ được ưu tiên quyền trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con dưới 36 tháng tuổi. Tuy nhiên quyền này không phải tuyệt đối: người mẹ có thể không được trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Cụ thể là khi người mẹ không đáp ứng đủ một hoặc cả hai điều kiện sau:

  • Điều kiện về vật chất: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con (ví dụ: người mẹ không có việc làm ổn định, không có bất kỳ một khoản thu nhập nào, thu nhập không ổn định, có nhiều khoản nợ riêng, không có khoản tiền tích lũy nào, người vợ sau ly hôn không có chỗ ở ổn định…)
  • Điều kiện về tinh thần: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con, thời gian vui chơi với con, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn…của mẹ (ví dụ: người mẹ vi phạm pháp luật, bỏ bê con cái…).

Người mẹ có thể bị tước quyền nuôi con khi rơi vào 01 trong 04 trường hợp sau đây (Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình):

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  • Phá tán tài sản của con;
  • Có lối sống đồi trụy;
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Đơn khởi kiện (Mẫu số 23-DS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP);
  • Bản án/quyết định ly hôn của Tòa án (nếu có);
  • Giấy khai sinh của con;
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân;
  • Các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Trình tự giải quyết

  1. Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền.
  2. Bước 2: Tòa án xem xét đơn: Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, ra thông báo để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.
  3. Bước 3: Người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết đơn.
  4. Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết theo thủ tục chung.
  5. Bước 5: Tòa án giải quyết việc nuôi con bằng một bản án hay quyết định giải quyết vụ án.

Luật sư tư vấn tranh chấp giành quyền nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi

Luật sư tư vấn tranh chấp giành quyền nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi

Luật sư tư vấn tranh chấp giành quyền nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi

  • Tư vấn về điều kiện để giành quyền nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi;
  • Tư vấn về cấp dưỡng cho con;
  • Tư vấn trường hợp thay đổi quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn;
  • Tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong việc giành quyền nuôi con hoặc thay đổi quyền nuôi con tại Tòa án nhân dân các cấp;
  • Tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn trong các trường hợp con trên 03 tuổi;
  • Đại diện cho khách hàng tại phiên toà xét cử giành quyền nuôi con hoặc thay đổi quyền nuôi con.

>>> Tham khảo thêm về: Tư vấn tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Việc xác định người trực tiếp nuôi dưỡng, để con ở với ai sau ly hôn là một vấn đề quan trọng nên cha, mẹ muốn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn thêm về điều kiện giành quyền nuôi con trên 03 tuổi hoặc những vấn đề khác liên quan thì hãy liên hệ Luật sư tư vấn ly hôn qua Hotline 1900.633.716 để được tư vấn.



Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/gianh-quyen-nuoi-con-duoi-36-thang-tuoi
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng July 15, 2022 at 11:00AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tranh chấp tài sản gắn liền với đất

Các chủ đề tranh chấp liên quan đến đất đai dặt biệt là tranh chấp tài sản gắn liền với đất luôn là một chủ đề nóng với số lượng ngày càn...