Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2022

Mẫu đơn ly hôn giành quyền nuôi con

Mẫu đơn ly hôn giành quyền nuôi con là loại giấy tờ quan trọng của các cặp vợ, chồng khi ly hôn có mong muốn giành quyền nuôi con. Để thực hiện quyền nuôi dưỡng con cần dựa trên mẫu đơn ly hôn kèm theo các tài liệu như thu nhập, công việc để làm bằng chứng cho việc giành quyền nuôi con. Để biết thêm chi tiết về mẫu đơn ly hôn giành quyền nuôi con mới nhất năm 2022 cũng như thủ tục ly hôn , Luật L24H sẽ giải đáp thắc mắc qua bài báo này

Mẫu đơn ly hôn giành quyền nuôi con năm 2022

Mẫu đơn ly hôn giành quyền nuôi con năm 2022

Ai có quyền nuôi con khi ly hôn?

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền về mọi mặt của con.

Đối với con dưới 36 tháng tuổi

Việc nuôi con sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng

Lưu ý: Nếu người cha chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con

>>> Tham khảo thêm về: Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Đối với con từ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi

Đối với con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi, về nguyên tắc, cha mẹ ly hôn thì phải thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn được với con.

Sau khi thỏa thuận mà không đạt được sự thống nhất giữa hai bên thì lúc này việc xác định khi ly hôn ai được quyền nuôi con sẽ thuộc về Tòa án. Tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con cho người nào có đủ điều kiện và đảm bảo được tốt nhất quyền và lợi ích về mọi mặt cho đứa trẻ.

Đối với con từ đủ 7 tuổi tuổi trở lên

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc:

  • Dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con (tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con…. để quyết định giao con);
  • Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
  • Các cá nhân, tổ chức được quy định có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con

Ngoài ra, trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ

>>> Tham khảo thêm về: Giành quyền nuôi con trên 7 tuổi

Cơ sở pháp lý: Điều 81, 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014; Điều 52, Điều 54 Bộ Luật dân sự 2015.

Giành quyền nuôi con sau ly hôn

Giành quyền nuôi con sau ly hôn

Cách viết đơn ly hôn giành quyền nuôi con

Một số điều cần thiết khi phải thực hiện, tiến hành viết đơn khởi kiện gửi đến Toà án:

  • Ghi rõ ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Điền tên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn cư trú.
  • Thông tin của người khởi kiện: Ghi rõ tên, địa chỉ và nơi làm việc của nguyên đơn. Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ
  • Thông tin của người bị khởi kiện: Cách ghi tương tự như trên
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện. Cụ thể, tóm tắt nội dung vụ việc: hai vợ chồng đã ly hôn tại Bản án nào, lý do làm đơn.
  • Liệt kê đầy đủ danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,… (bản sao).
  • Cam kết của người làm đơn về tính trung thực và chịu trách nhiệm nếu cung cấp thông tin sai sự thật. Cuối đơn ký và ghi rõ họ tên.

>>> Tham khảo thêm về: Giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn

Mẫu đơn ly hôn giành quyền nuôi con

>>> Click Tải về: MẪU ĐƠN LY HÔN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

Khởi kiện ly hôn giành quyền nuôi dưỡng con ở đâu?

Để tiến hành thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con, vợ hoặc chồng cần phải gửi đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi cư trú của chồng hoặc vợ hoặc TAND nơi làm việc của chồng hoặc vợ (nếu không xác định được nơi cư trú).

Cơ sở pháp lý: Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Trình tự thực hiện khởi kiện ly hôn

Hồ sơ cần chuẩn bị đính kèm

  • Đơn khởi kiện (mẫu đơn khởi kiện);
  • Bản án/quyết định ly hôn của Tòa án;
  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để thay đổi quyền nuôi con như chứng cứ chứng minh về thu nhập, thời gian, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, nhân thân,…

Thủ tục ly hôn để giành quyền nuôi con

Thủ tục ly hôn để giành quyền nuôi con

Thủ tục giải quyết

Trường hợp khi hai vợ, chồng thoả thuận về quyền nuôi con thì Tòa án sẽ công nhận thuận tình quyền nuôi con với các bước được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Vợ hoặc chồng lập văn bản thỏa thuận về quyền nuôi con sau khi ly hôn.
  • Bước 2: Nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận về quyền nuôi con.
  • Bước 3: Tòa án xem xét hồ sơ, kiểm tra về điều kiện nuôi dưỡng của cha mẹ. Nếu xét thấy việc thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ ra quyết định về việc thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp khi cả hai vợ, chồng không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp về nuôi con thì thủ tục sẽ được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền nơi vợ hoặc chồng đang cư trú, làm
  • Bước 2: Tòa án xem xét đơn. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, ra thông báo thụ lý để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.
  • Bước 3: Người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết đơn.
  • Bước 4: Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ tiến hành hòa giải.
  • Bước 5: Mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự.

Lưu ý: Nếu không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.

Luật sư tư vấn, soạn đơn, giải quyết ly hôn giành quyền nuôi con

  • Tư vấn pháp luật, các phương án giải quyết tranh chấp về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn sao cho đảm bảo quyền lợi ích tốt nhất cho các con;
  • Tư vấn giải quyết các tranh chấp vấn đề xác định mức cấp dưỡng, lựa chọn phương thức cấp dưỡng phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho con, cũng như đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho người thực hiện cấp dưỡng theo quy định của pháp luật;
  • Tư vấn và đưa ra những rủi ro pháp lý có thể phát sinh, những bất lợi khi vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp về quyền nuôi con;
  • Tư vấn về việc lập hồ sơ ly hôn khi hai vợ chồng có tranh chấp, kể cả trường hợp ly hôn đơn phương hay cả hai vợ chồng đồng thuận ly hôn nhưng lại không thỏa thuận được việc nuôi con, phân chia tài sản khi ly hôn;
  • Tư vấn về việc xác định Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi hai vợ chồng có tranh chấp, phương thức nộp hồ sơ, thời gian giải quyết ly hôn khi có tranh chấp theo quy định của pháp luật;
  • Tư vấn pháp luật về quy trình giải quyết các tranh chấp về ly hôn tại Tòa án.
  • Soạn thảo đơn khởi kiện đính kèm các tài liệu liên quan để gửi tòa án;
  • Soạn thảo bản tự khai, đơn phản tố, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đơn yêu cầu định giá tài sản và các đơn từ khác trong quá tố tụng tại tòa án;
  • Soạn thảo bản ý kiến pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
  • Nhận ủy quyền đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại tòa án trong vụ án ly hôn;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại tòa án

>>> Tham khảo thêm về: Tư vấn tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Mẫu đơn giành quyền nuôi con được đề cập trên đây phần nào giúp Quý khách hàng hiểu biết thêm các loại giấy tờ liên quan đến thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con. Ngoài ra, có thể bổ sung đơn trình bày nguyện vọng khi con đủ 7 tuổi để được giành quyền nuôi con. Để được tư vấn cụ thể hơn về việc tranh chấp giành quyền nuôi con, xin vui lòng liên hệ đến Luật sư tư vấn Luật 24H qua số Hotline 1900.633.716 hoặc email info@luat24h.com.vn để được tư vấn chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn!



Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/mau-don-ly-hon-gianh-quyen-nuoi-con
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng July 16, 2022 at 11:00AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tranh chấp tài sản gắn liền với đất

Các chủ đề tranh chấp liên quan đến đất đai dặt biệt là tranh chấp tài sản gắn liền với đất luôn là một chủ đề nóng với số lượng ngày càn...