Để người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam thì cần phải tuân thủ những điều kiện, thủ tục, hồ sơ mà pháp luật Việt Nam quy định. Trẻ em là mầm non tương lai. Vì vậy, các thủ tục liên quan nhận con nuôi được quy định rất chặt chẽ. Nhất là đối với người nước ngoài muốn nhận con ở Việt Nam. Mời quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H để rõ hơn về vấn đề này.
Hướng dẫn người nước ngoài nhận con nuôi Việt Nam
Người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam cần điều kiện gì?
Điều kiện với người nước ngoài
Theo quy định tại Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010 có 3 trường hợp người nước ngoài được nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam:
- Người nước ngoài thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi mà Việt Nam cũng là thành viên, nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
- Họ có thể thường trú tại bất kỳ một quốc gia nào khác, được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp: là cha dượng, mẹ kế hoặc là cô, cậu, dì, chú, bác ruột hoặc đã có con nuôi là anh, chị, em, ruột của đứa trẻ được nhận làm con nuôi; họ nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi; họ đang làm việc, học tập ở Việt Nam với thời hạn ít nhất 01 năm.
- Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 29 Luật Nuôi con nuôi 2010, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải đáp ứng điều kiện theo pháp luật nước mà họ đang sinh sống. Tuy nhiên, cả ba trường hợp trên phải đáp ứng thêm điều kiện theo luật pháp Việt Nam tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có tư cách đạo đức tốt.
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi và phải hơn con nuôi từ 20 tuổi (tuy nhiên, điều kiện này không cần đáp ứng nếu họ là cha dượng, mẹ kế nhận con riêng làm con nuôi, hay cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi).
- Không bị hạn chế quyền làm cha, mẹ của con chưa thành niên, không phải trường hợp chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, chữa bệnh, không phải trong giai đoạn chấp hành hình phạt tù.
- Nếu thuộc trường hợp là người phạm tội về các tội danh về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tính mạng và liên quan đến trẻ em thì phải đã được xóa án tích
Điều kiện người được nhận nuôi ở Việt Nam
Điều kiện người được nhận nuôi ở Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010, cụ thể các điều kiện bao gồm:
- Người được nhận làm con nuôi theo quy định tại Điều 8 phải là trẻ em dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn được nhận làm con nuôi nếu người nhận nuôi con nuôi là cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi, hay cô, cậu, gì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.
- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của hai người là vợ chồng.
Hồ sơ để người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam
Theo quy định tại Điều 31, Điều 32 Luật nuôi con nuôi 2010 hồ sơ của cha mẹ nuôi là người nước ngoài cần chuẩn bị bao gồm:
Hồ sơ của người nhận con nuôi:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
Trường hợp người nhận con nuôi thường trú tại nước ngoài bắt buộc thêm các tài liệu sau :
- Văn bản cho phép được nhận con nuôi tại Việt Nam.
- Bản điều tra về tâm lý, gia đình.
- Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe.
- Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản.
- Tài liệu chứng minh trường hợp xin con nuôi đích danh.
Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
- Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;
- Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 điều 15 của Luật này nhưng không thành.
Hồ sơ để người nước ngoài nhận con nuôi
Thủ tục nhận con nuôi ở Việt Nam
Căn cứ theo Điều 33 Luật nuôi con nuôi 2010, Điều 15 Nghị định 19/2011/NĐ-CP thì sẽ nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp tại địa phương mà người được nhận làm con nuôi thường trú.
- Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và cử cán bộ trực tiếp lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Nuôi con nuôi.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi cần được xác minh thì Sở Tư pháp đề nghị Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác minh; cơ quan công an có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.
- Sau khi kiểm tra, xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật nuôi con nuôi, nếu thấy trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận và gửi Bộ Tư pháp.
- Trường hợp người nhận con nuôi đích danh, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
- Sau khi có quyết định sẽ thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để làm thủ tục nhận con nuôi.
- Người này phải có mặt ở Việt Nam trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo để trực tiếp nhận con nuôi.
Căn cứ theo Điều 37 Luật nuôi con nuôi 2010 việc giao nhận con nuôi được thực hiện theo thủ tục sau:
- Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và của đại diện Sở Tư pháp.
- Sau đó, Bộ Tư pháp gửi quyết định này đến Bộ Ngoại giao để thông báo cho Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về việc trẻ em được nhận làm con nuôi để thực hiện biện pháp bảo hộ trong trường hợp cần thiết.
Lệ phí để nhận con nuôi ở Việt Nam
Theo Nghị định số 114/2016/NĐ-CP, Chính phủ quy định cụ thể mức lệ phí khi người nước ngoài đăng ký nhận con nuôi như sau:
- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận công dân Việt Nam làm con nuôi; Người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam làm con nuôi lệ phí là 4,5 triệu đồng.
- Đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là 150 đô la mỹ
Luật sư tư vấn hỗ trợ người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam
Với đội ngũ luật sư uy tín, Luật L24H có thể hỗ trợ tư vấn cho quý khách hàng:
- Tư vấn các quy định pháp luật, điều kiện, thủ tục để cho người nước ngoài nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam và các hiệp ước, văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Tư vấn luật về các điều kiện cho người nước ngoài nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam;
- Soạn thảo, xin các giấy xác nhận ở Việt Nam để chuẩn bị hồ sơ cho người nước ngoài nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam; soạn hồ sơ, thu thập tài liệu, xin xác nhận của chính quyền địa phương;
- Đại diện người nước ngoài làm việc với cơ quan nhà nước;
- Tư vấn người nước ngoài thực hiện các quyền liên quan để thực hiện nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam đúng quy định pháp luật.
Luật sư hỗ trợ nhận con nuôi
Người nước ngoài muốn được nhận con nuôi ở một quốc gia cần phải được sự cho phép của quốc gia sở tại và phải đáp ứng đủ điều kiện mà quốc gia sở tại đặt ra, Để được rõ hơn về các quy định về nhận nuôi con nuôi hoặc muốn được thực hiện thủ tục nhận con nuôi ở Việt Nam một cách nhanh chóng quý khách có thể liên hệ luật sư dân sự của Luật L24H qua số hotline 1900.633.716 hoặc email info@luat24h.com.vn để được tư vấn hỗ trợ tận tình.
Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/nguoi-nuoc-ngoai-nhan-con-nuoi-o-viet-nam
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng August 30, 2022 at 07:00AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét