Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố hình sự khi hành vi nhận hối lộ đang là một vấn nạn hết sức nhức nhối. Hành vi nhận hối lộ thường được thực hiện bởi các bộ, công chức nhằm để đảm bảo thực hiện một lợi ích nào đó cho bên đưa hối lộ. Bộ luật Hình sự hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về tội phạm tham nhũng, hối lộ. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ giúp quý bạn đọc biết thêm những thông tin pháp lý về vấn đề này.
Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Cấu thành tội nhận hối lộ.
Nhận hối lộ là gì?
Nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận lợi ích vật chất, của hối lộ do đã hoặc sẽ làm hay không làm một việc có lợi cho bên đưa hoặc theo yêu cầu của bên đưa hối lộ. Tội nhận hội lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thuộc nhóm tội phạm về chức vụ, xâm phạm đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
Khi nào nhận hối lộ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi nhận hối lộ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ bao gồm:
- Khách thể của tội phạm: Tội nhận hối lộ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan, tổ chức.
- Hành vi khách quan: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất của người đưa hối lộ. Người phạm tội có thể trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc.
- Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý trực tiếp, động cơ vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc của tội này,
- Chủ thể: Là người có chức vụ, quyền hạn liên quan trực tiếp đến việc giải quyết yêu cầu của người đưa hối lộ.
Người nhận hối lộ bị xử lý kỷ luật ra sao?
Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.
Trường hợp công chức, viên chức phạm tội nhận hối lộ bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
Nhận hối lộ bao nhiêu tiền thì bị truy tố hình sự
Theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì người nhận hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nhận của hối lộ là lợi ích phi vật chất, tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung hình phạt đối với tội nhận hối lộ
Tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội nhận hối lộ và khung hình phạt.
Người phạm tội nhận hối lộ bị phạt tù từ 02 – 07 năm.
Nếu phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau thì bị phạt tù từ 07 – 15 năm:
- Phạm tội có tổ chức;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 01 tỷ đến dưới 03 tỷ đồng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
- Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Phạt tù từ 15 – 20 năm khi của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500 triệu đến dưới 01 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 03 đến dưới 05 tỷ đồng.
Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản trên 05 tỷ đồng.
Khung hình phạt đối với tội nhận hối lộ
Luật sư bào chữa tội nhận hối lộ
- Luật sư tiếp nhận vụ án và đưa ra đánh giá ban đầu và tư vấn phương hướng giải quyết vụ việc cho thân chủ.
- Luật sư có trách nhiệm đăng ký bào chữa cho thân chủ đối với cơ quan có thẩm quyền.
- Luật sư tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, đồng thời tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ để chứng minh vô tội hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với thân chủ.
- Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, phúc thẩm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, góp phần giúp Tòa án tìm ra sự thật của vụ án.
- Luật sư luôn theo dõi và đồng hành cùng với thân chủ của mình cho đến khi quyết định của Bản án có hiệu lực pháp luật.
>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư bào chữa
Luật sư bào chữa tại phiên tòa
Trên đây là những thông tin cơ bản về nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố trách nhiệm hình sự, từ đây sẽ phần nào giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc. Nếu Quý bạn đọc có bất cứ vấn đề nào liên quan đến vụ án hình sự hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hình sự bào chữa tội nhận hối lộ xin vui lòng liên hệ đến số tổng đài 1900633716 để được hỗ trợ tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/nhan-hoi-lo-bao-nhieu-thi-bi-truy-to-hinh-su
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng August 05, 2022 at 07:00AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét