Đơn tố cáo đánh người cố ý gây thương tích được thực hiện khi cá nhân, tổ chức lên tiếng tố giác với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi đánh người gây thương tích, cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại đến sức khỏe của bản thân người tố cáo hoặc người khác bằng cách làm đơn tố cáo (đơn tố giác). Luật L24H sẽ cung cấp một số thông tin về mẫu đơn tố cáo đánh người cố ý gây thương tích mới nhất cho Quý bạn đọc.
Đơn tố cáo đánh người cố ý gây thương tích mới nhất
Căn cứ tố cáo đánh người cố ý gây thương tích
Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì căn cứ để tố cáo đánh người cố ý gây thương tích khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Theo đó, phân tích tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
Khách thể
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Quyền này được hiến pháp và pháp luật bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và các chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng.
- Đối tượng tác động là thân thể con người đang sống.
Mặt khách quan
- Người phạm tội tác động vào thân thể nạn nhân để gây thương tích hay gây tổn hại sức khỏe cho nạn nhân bằng các hành vi như đâm, chém, đấm đá, đốt cháy, đầu độc…
- Hậu quả: Dấu hiệu hậu quả của tội cố ý gây thương tích theo quy định tại điều luật này gồm một trong hai loại hậu quả:
- Thứ nhất: Tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của nạn nhân từ 11% trở lên mà không có các tình tiết quy định từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
- Thứ hai: hậu quả tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe dưới 11% nhưng có các tình tiết quy định tại các Điểm từ a đến k Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Mặt chủ quan
Hành vi của người phạm tội được thực hiện do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Chủ thể
Người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 14 đến chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 – 4 và Khoản 5 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
>>> Tham khảo thêm về: Cố ý gây thương tích có tổ chức
Nộp đơn tố cáo đánh người gây thương tích ở đâu?
Khi hành vi cố ý gây thương tích xảy ra có thể làm đơn trình báo ra cơ quan điều tra công an xã/phường hoặc công an quận/huyện nơi có hành vi vi phạm xảy ra.
Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm thuộc về:
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Theo quy định tại khoản 4, Điều 163 BLTTHS 2015 quy định về thẩm quyền điều tra thì có thể gửi đơn tố giác hoặc trực tiếp đến cơ quan điều tra; viện kiểm sát; tòa án hoặc cơ quan khác nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi phát hiện tội phạm hoặc nơi người có hành vi vi phạm cư trú để tố giác về hành vi cố ý gây thương tích.
Hồ sơ nộp đơn tố cáo đánh người
Nội dung cần có trong đơn tố cáo
>>> Click tải: Mẫu đơn tố cáo đánh người cố ý gây thương tích
Phần kính gửi:
Ghi rõ tên cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích.
Thông tin người tố cáo và người bị tố cáo:
- Họ và tên người tố cáo, người bị tố cáo;
- Năm sinh;
- Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
- Địa chỉ đăng ký thường trú;
- Địa chỉ liên hệ;
- Số điện thoại liên lạc.
Lý do tố cáo:
- Nguyên nhân dẫn đến sự việc,
- Diễn biến và địa điểm xảy ra sự việc,
- Thời điểm bắt đầu và kết thúc hành vi vi phạm,
- Quan hệ của người bị hại với đối tượng có hành vi cố ý gây thương tích (có mâu thuẫn, thù oán gì không?)
- Mô tả rõ đặc điểm về các đối tượng đó để công an truy tìm,
- Có hay không việc can ngăn, chống đỡ, cấp cứu,…
- Giám định của cơ sở y tế kết luận về thương tích và tình trạng sức khỏe của người bị hại…
- Có nhân chứng không,….
Yêu cầu giải quyết tố cáo:
- Đưa ra căn cứ pháp lý chứng minh hành vi của người bị tố cáo đã vi phạm điều khoản nào theo quy định của pháp luật.
- Đề nghị Cơ quan Công an giải quyết, xem xét trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật để có căn cứ xử lý đối tượng có hành vi đánh người gây thương tích theo quy định pháp luật.
Tài liệu, chứng cứ đính kèm
Bên cạnh đơn tố cáo, hồ sơ tố cáo đánh người cố ý gây thương tích cần có các tài liệu chứng cứ đính kèm như:
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người tố cáo, người bị xâm phạm thân thể, sức khỏe.
- Giám định của cơ sở y tế kết luận về thương tích và tình trạng sức khỏe của người bị hại
- Thông tin và lời khai của nhân chứng cùng chứng kiến hành vi phạm tội là có xảy ra (nếu có).
- Các tài liệu, chứng cứ (như file ghi âm, ghi hình, hình ảnh..) ghi lại hành vi đánh người cố ý gây thương tích (nếu có), hoặc các tài liệu khác hỗ trợ cho việc khởi kiện tội đánh người cố ý gây thương tích.
Cách viết đơn tố cáo đánh người cố ý gây thương tích
Cách viết đơn tố cáo đánh người gây thương tích
Khi viết đơn tố cáo đánh người cố ý gây thương tích, cần đảm bảo ghi đầy đủ, chi tiết các nội dung như sau:
- Đơn tố cáo phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu, thể hiện rõ ngày, tháng, năm làm đơn và các nội dung sau:
- Phần kính gửi:
- Ghi rõ tên cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích.
- Thông tin người tố cáo và người bị tố cáo
- Họ và tên người tố cáo, người bị tố cáo;
- Năm sinh;
- Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
- Địa chỉ đăng ký thường trú;
- Địa chỉ liên hệ;
- Số điện thoại liên lạc.
- Lý do tố cáo:
- Nguyên nhân dẫn đến sự việc,
- Diễn biến và địa điểm xảy ra sự việc,
- Thời điểm bắt đầu và kết thúc hành vi vi phạm,
- Quan hệ của người bị hại với đối tượng có hành vi cố ý gây thương tích (có mâu thuẫn, thù oán gì không?)
- Mô tả rõ đặc điểm về các đối tượng đó để công an truy tìm,
- Có hay không việc can ngăn, chống đỡ, cấp cứu,..
- Giám định của cơ sở y tế kết luận về thương tích và tình trạng sức khỏe của người bị hại
- Có nhân chứng không
- Yêu cầu giải quyết tố cáo
- Đưa ra căn cứ pháp lý chứng minh hành vi của người bị tố cáo đã vi phạm điều khoản nào theo quy định của pháp luật.
- Đề nghị Cơ quan Công an giải quyết, xem xét trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật để có căn cứ xử lý đối tượng có hành vi đánh người gây thương tích theo quy định pháp luật.
>>> Tham khảo thêm về: Cách viết đơn khởi kiện bị đánh
Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn tố cáo
- Khi hành vi cố ý gây thương tích xảy ra, tùy theo mức độ của thương tật có thể làm đơn trình báo ra cơ quan điều tra công an quận/huyện nơi xảy ra vụ việc.
- Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, Cơ quan công an trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
- Trong trường hợp sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng theo Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
- Nếu sau thời hạn hai tháng, Cơ quan công an không giải quyết trường hợp này của bạn hoặc giải quyết không thỏa đáng thì bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi Thủ trưởng Cơ quan công an đó để yêu cầu giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Luật sư tư vấn, soạn thảo đơn tố cáo, bảo vệ người bị đánh
Luật sư tư vấn, soạn đơn tố cáo, bảo vệ người bị đánh
Để bảo vệ bản thân, gia đình và bạn bè trước những hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến thân thể, sức khỏe thì cần thực hiện đúng việc tố cáo hành vi cố ý gây thương tích theo trình tự, thủ tục của pháp luật. Liên hệ Luật sư để:
- Soạn thảo đơn tố cáo đánh người gây thương tích;
- Lập hồ sơ tố cáo, bổ sung các tài liệu chứng cứ chứng minh cho việc tố cáo;
- Đảm bảo thực hiện đúng trình tự, thủ tục tố cáo theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn thu thập chứng cứ trong quá trình tố tụng;
- Tham gia tranh luận phiên tòa bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ;
- Hỗ trợ pháp lý về đáp ứng yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý gây thương tích gây ra;
Trên đây là bài viết thông tin về Mẫu đơn kháng cáo vụ án hình sự mới nhất năm 2022 mà Quý Khách hàng đang tìm kiếm. Nếu có bất kỳ thắc mắc về các vấn đề liên quan đến hành vi đánh người gây thương tích xin vui lòng liên hệ đến Luật sư tư vấn luật hình sự thông qua số hotline 1900.633.716 để được giải đáp, hướng dẫn chi tiết. Xin chân thành cảm ơn!
Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/don-to-cao-danh-nguoi-co-y-gay-thuong-tich
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng August 06, 2022 at 07:00AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét