Thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi một số điều kiện, thủ tục để được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh theo quy định chi tiết trong Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật Doanh nghiệp và các văn bản khác có liên quan. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về quy trình, thủ tục cũng như các rủi ro về việc thành lập doanh nghiệp/ công ty bảo hiểm đến Quý bạn đọc.
Thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
Điều kiện kinh doanh bảo hiểm
Điều kiện chung
- Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
- Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
- Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;
- Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.
(Căn cứ Điều 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 151/2018/NĐ-CP)
Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm
Đối với tổ chức nước ngoài
- Đáp ứng các điều kiện chung;
- Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam;
- Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam
- Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
- Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Đối với tổ chức Việt Nam
- Đáp ứng các điều kiện chung;
- Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm
- Đáp ứng các điều kiện chung;
- Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập.
(Căn cứ Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 151/2018/NĐ-CP)
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Dự thảo Điều lệ công ty theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp.
- Phương án hoạt động 05 năm đầu của doanh nghiệp.
- Danh sách, sơ yếu lý lịch, bản sao công chứng các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các chức danh quản trị điều hành doanh nghiệp.
- Danh sách thành viên sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn)/ cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần) và các giấy tờ kèm theo.
- Các giấy tờ cần thiết khác.
(Căn cứ Điều 11, 12 Nghị định 73/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 151/2018/NĐ-CP)
Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được lập thành 03 bộ trong đó có 01 bộ là bản chính, 02 bộ là bản sao. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của tổ chức, cá nhân nước ngoài, mỗi bộ gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh. Các tài liệu có chữ ký, chức danh, con dấu của nước ngoài tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận theo quy định pháp luật về công chứng. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
- Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính có văn bản từ chối xem xét cấp Giấy phép.
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho doanh nghiệp bảo hiểm. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
(Căn cứ Điều 15 Nghị định 73/2016/NĐ-CP)
Thủ tục thành lập doanh nghiệp/công ty bảo hiểm
Thủ tục sau khi được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm phải đăng báo hàng ngày trong 05 số báo liên tiếp về những nội dung chủ yếu như: Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện; nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động; mức vốn điều lệ và số vốn điều lệ đã góp…
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp hoặc vốn được cấp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Mức tiền ký quỹ bằng 2% vốn pháp định được quy định tại Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
- Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn tất các thủ tục theo quy định để chính thức hoạt động.
(Căn cứ Điều 16 Nghị định 73/2016/NĐ-CP)
>>> Tham khảo thêm về: Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
Các rủi ro khi thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
- Rủi ro về vốn: Có sự gian dối về vốn của doanh nghiệp bảo hiểm khi thành lập vì Luật Doanh Nghiệp không bắt buộc có chứng từ chứng minh số vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh.
- Rủi ro khi có các hành động trục lợi bảo hiểm: Người thừa hưởng bảo hiểm sẽ lợi dụng sơ hở của doanh nghiệp bảo hiểm và kẽ hở của pháp luật. Ngoài ra người mua bảo hiểm có thể móc nối với các nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm để thực hiện những hành vi trục lợi sai trái.
- Rủi ro khi các đại lý bán bảo hiểm chạy theo doanh thu không làm đúng trình tự, dẫn đến sự tranh chấp về quyền lợi giữa khách hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm.
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
- Tư vấn điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ theo thông tin doanh nghiệp cung cấp và theo đúng với quy định của pháp luật;
- Đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục pháp lý có liên quan sau khi thành lập doanh nghiệp;
- Tư vấn các thủ tục về pháp luật, thuế, kế toán cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Dịch vụ luật sư tư vấn thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
Bài viết trên đã cung cấp đến Quý khách hàng các thông tin về những điều kiện và trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Quý khác hàng có thể tự mình đăng ký thành lập hoặc ủy quyền cho các luật sư để tiết kiệm thời gian, tiền của. Để được cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý phù hợp với nhu cầu hoặc muốn được tư vấn luật doanh nghiệp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với các Luật sư Doanh nghiệp của Luật Long Phan qua 1900.633.716 để được hỗ trợ. Xin cám ơn!
Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/thanh-lap-doanh-nghiep-kinh-doanh-bao-hiem
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng August 18, 2022 at 11:00AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét