Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

Tội vô ý làm chết người

Tội vô ý làm chết ngườitội phạm nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Tội phạm này gây ra hậu quả chết người với lỗi vô ý. Tuy nhiên, người thực hiện hành vi được xem là gây ra hậu quả chết người với lỗi vô ý khi nào. Để tìm hiểu rõ hơn về tội vô ý làm chết người ở Việt Nam, mời quý vị bạn đọc tham khảo bài viết Luật L24H dưới đây.

Tội vô ý làm chết người

Tội vô ý làm chết người theo Bộ Luật Hình sự 2015

Tội vô ý làm chết người là gì?

Tội vô ý làm chết người là tội mà người phạm tội thực hiện hành vi với ý thức chủ quan là lỗi vô ý gây ra hậu quả làm chết người.

Người thực hiện hành vi không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra. 

Cấu thành tội phạm của tội vô ý làm chết người

Có 4 yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người, bao gồm:

Mặt khách thể

Tội vô ý làm chết người có khách thể trực tiếp là xâm phạm đến quyền được sống của con người.

Đối tượng tác động của tội phạm này là con người.

Mặt chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường – Là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật Hình sự 2015.

Mặt khách quan

Hành vi được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

Vì tội vô ý làm chết người là tội phạm có cấu thành vật chất nên hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc phải có trong tội này.

Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả. Hành vi của người phạm tội phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả chết người. Hành vi phải có trước hậu quả làm chết người xảy ra trên thực tế.

Mặt chủ quan

Ý thức của người phạm tội khi thực hiện hành vi của mình là với lỗi vô ý gồm cả lỗi vô ý vì cẩu thả và lỗi vô ý vì quá tự tin

Lỗi vô ý vì cẩu thả

Lỗi vô ý vì cẩu thả trong tội vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

  • “Phải thấy trước” là quy định của pháp luật buộc họ khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện đó bắt buộc phải thấy hành vi của mình có thể gây hậu quả chết người.
  • “Có thể thấy trước” là với độ tuổi, trình độ văn hoá, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức xã hội… của một người bình thường thì người thực hiện hành vi có thể thấy trước hậu quả của hành vi đó.

Lỗi vô ý vì quá tự tin

Lỗi vô ý vì quá tự tin trong tội vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Mức phạt của tội vô ý làm chết người

Có hai quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 về tội vô ý làm chết người

Mức phạt tội vô ý làm chết người theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015

Theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 có 2 mức phạt đối với tội vô ý làm chết người tùy theo hậu quả của tội phạm:

  • Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
  • Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Mức phạt tội vô ý làm chết người do vi phạm Điều 129 Bộ luật hình sự 2015

Theo Điều 129 có 3 mức phạt đối với tội phạm này:

  • Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
  • Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;
  • Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội vô ý làm chết người có thể bị phạt 12 năm tù

Tội vô ý làm chết người có thể bị phạt 12 năm tù

Luật sư tư vấn trong trường hợp vô ý làm chết người

Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, Luật L24H có thể hỗ trợ cho khách hàng những công việc như sau:

  • Tư vấn cho khách hàng về cấu thành tội vô ý làm chết người theo quy định;
  • Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng soạn thảo đơn từ, hồ sơ;
  • Tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng trong việc thu thập hồ sơ tài liệu căn cứ ngoại phạm hoặc các tình tiết, tài liệu khác để được xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đảm bảo quá trình tố tụng được thực hiện công bằng, đúng pháp luật;
  • Gặp gỡ khách hàng để trao đổi, tư vấn, hướng dẫn thực hiện các quyền của mình;
  • Tư vấn cho khách hàng khi phải tham gia các phiên tòa xét xử, bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

>>> Tham khảo thêm về dịch vụ: Dịch vụ luật sư bào chữa

Luật sư tư vấn với tội vô ý làm chết người

Luật sư tư vấn với tội vô ý làm chết người

Trong xã hội, không ít trường hợp người phạm tội gây ra hậu quả chết người với lỗi vô ý. Dù không cố ý nhưng người thực hiện hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đó. Để được tư vấn cụ thể hơn các quy định pháp luật liên quan đến tội vô ý làm chết người theo quy định Bộ Luật Hình sự 2015, xin vui lòng liên hệ đến Luật sư tư vấn luật hình sự qua số hotline 1900.633.716 hoặc email info@luat24h.com.vn để được tư vấn chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn! 



Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/toi-vo-y-lam-chet-nguoi
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng August 07, 2022 at 11:00AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tranh chấp tài sản gắn liền với đất

Các chủ đề tranh chấp liên quan đến đất đai dặt biệt là tranh chấp tài sản gắn liền với đất luôn là một chủ đề nóng với số lượng ngày càn...