Những trường hợp nào không được đơn phương ly hôn? là câu hỏi nhiều người đặt ra khi cuộc sống vợ chồng không còn duy trì được nữa, có ý muốn ly hôn và muốn biết làm thế nào để đủ điều kiện “ly hôn đơn phương” theo pháp luật quy định. Bài viết dưới đây của LUẬT 24H sẽ cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc trên.
Những trường hợp không được đơn phương ly hôn
Pháp luật quy định về ly hôn đơn phương như thế nào?
Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Do đó, nếu đối phương (vợ hoặc chồng) không đồng ý ký vào đơn thì bên còn lại có thể làm đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên.
Các trường hợp không được phép đơn phương ly hôn
Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 và Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì những trường hợp không được đơn phương ly hôn gồm:
- Không có căn cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.
- Có căn cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng nhưng không làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Vợ hoặc chồng mất tích nhưng chưa có Tuyên bố mất tích của Tòa án thì Tòa án sẽ không giải quyết cho ly hôn.
- Trường hợp khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì Tòa án sẽ không giải quyết ly hôn nếu rơi vào một trong hai trường hợp sau:
- Người yêu cầu ly hôn không phải là cha, mẹ, người thân thích khác của người bị bệnh;
- Không có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người bị bệnh.
Điều kiện để vợ hoặc chồng được giải quyết đơn phương ly hôn
- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia”
Như vậy khi có những điều kiện thì tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương. Người yêu cầu ly hôn đơn phương phải có nghĩa vụ chứng minh những căn cứ mà mình đã viết trong đơn khởi kiện.
Điều kiện để vợ hoặc chồng được giải quyết ly hôn đơn phương
Thủ tục ly hôn đơn phương
Bước 1: Người có yêu cầu hồ sơ yêu cầu ly hôn đơn phương đến Tòa án có thẩm quyền.
Hồ sơ yêu cầu ly hôn đơn phương bao gồm:
- Đơn yêu cầu ly hôn (theo mẫu)
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc
- Bản sao CMND/hộ chiếu
- Bản sao sổ hộ khẩu
- Bản sao giấy khai sinh của con.
Các tài liệu, giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng như bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe, sổ tiết kiệm…
Bước 2: Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phân công 01 thẩm phán xem xét đơn khởi kiện trong thời gian 03 ngày làm việc. Sau đó, trong thời gian 05 ngày kể từ ngày được phân công,
Thẩm phán sẽ đưa ra một trong các quyết định:
- Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thụ lý vụ án;
- Chuyển đơn cho đơn vị khác có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện;
- Trả lại đơn khởi kiện;
Bước 3: Nếu Tòa án thụ lý đơn, thì trong thời gian 04 tháng, Tòa án sẽ chuẩn bị xét xử để thu thập chứng cứ, xác định tư cách đương sự, hòa giải…
Trong thời gian này, người yêu cầu ly hôn sẽ được nhận thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, nộp tiền và gửi lại biên lai cho Tòa án và Tòa án sẽ ra một trong các quyết định: Công nhận thỏa thuận của các đương sự, tạm đình chỉ giải quyết, đình chỉ giải quyết vụ án, đưa vụ án ra xét xử.
Đối với vụ án phức tạp hoặc do tính chất bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử không quá 02 tháng.
Bước 4: Kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử, trong thời hạn 01 tháng, Tòa án phải mở phiên tòa. Nếu có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Thủ tục ly hôn đơn phương tại Tòa án
Dịch vụ luật sư tư vấn Luật Hôn nhân Gia đình
- Tư vấn về điều kiện ly hôn đơn phương;
- Tư vấn về hồ sơ, các giấy tờ cần thiết để ly hôn đơn phương;
- Tư vấn về án phí ly hôn đơn phương;
- Tư vấn về quy trình, thời gian thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương;
- Tư vấn về nơi có thẩm quyền giải quyết đối với hồ sơ ly hôn đơn phương;
- Hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý khác trong việc ly hôn đơn phương;
- Hỗ trợ giải quyết các trường hợp đối phương cố tình không ly hôn;…
Luật sư tham gia giải quyết ly hôn tại Tòa án với 2 tư cách:
- Luật sư nhận ủy quyền đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại tòa án trong vụ án ly hôn
- Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại tòa án
Trên đây là toàn bộ những thông tin cung cấp về vấn đề trường hợp không được đơn phương ly hôn của VĂN PHÒNG LUẬT 24H. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc mong muốn tìm Luật sư hôn nhân gia đình giỏi về chuyên môn vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.633.716 để được hỗ trợ nhanh nhất và chi phí hợp lý nhất. Xin cám ơn!
Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/nhung-truong-hop-khong-duoc-don-phuong-ly-hon
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng May 18, 2022 at 07:00AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét