Tranh chấp hợp đồng bán hàng hóa nên được giải quyết như thế nào là hợp lý? Hiện nay, các hợp đồng mua bán hàng hóa là loại hợp đồng có giá trị lớn, phổ biến cả trong và ngoài nước, cũng vì thế mà sẽ phát sinh các tranh chấp từ các bên trong hợp đồng, do đó việc giải quyết các tranh chấp để giảm thiểu các thiệt hại là cần thiết. Sau đây, cùng Luật L24H nghiên cứu vấn đề này nhé!
Hợp đồng mua bán hàng hóa như thế nào là phù hợp với quy định của pháp luật
Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Như thế nào là hợp pháp
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Hợp đồng mua bán hàng hóa có đặc điểm chung của hợp đồng, là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một giao dịch dân sự nên cũng cần đáp ứng các điều kiện cơ bản để có hiệu lực phù hợp theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
- Các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện, không có sự ép buộc, lừa dối, gây hiểu lầm để xác lập giao dịch.
- Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Mặc khác, chủ thể giao kết hợp đồng phải là đại diện hợp pháp của thương nhân.
- Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa theo khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 bao gồm: Tất cả các loại tài sản là động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai.
- Nội dung của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
- Về hình thức của hợp đồng theo Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được ký kết dưới mọi hình thức, trừ những hợp đồng có quy định chuyên ngành như: hợp đồng mua bán quốc tế, hợp đồng mua bán điện, … thì bắt buộc phải bằng văn bản.
- Ngoài ra, Luật thương mại còn có một số quy định riêng về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài như chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với người nước ngoài; hoạt động mua bán phải được lập thành văn bản…
Các loại tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường gặp
- Mô tả hàng hóa không rõ ràng
- Bên bán vi phạm các điều kiện về thời điểm chuyển giao hàng hóa;
- Các bên vi phạm các thoả thuận về điều kiện giao nhận;
- Bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán;
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Tại Việt Nam, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa phần lớn xảy ra do bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án
Những phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
- Thương lượng giữa các bên.
- Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
- Giải quyết tại Tòa án: Trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận trọng tài hoặc có nhưng thỏa thuận này vô hiệu. Hoặc nếu thỏa thuận trọng tài thuộc các trường hợp không thể thực hiện được theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số điều luật của luật trọng tài thương mại thì Tòa án sẽ có thẩm quyền xét xử.
- Giải quyết bằng Trọng tài: được lựa chọn khi các bên có thỏa thuận trọng tài; tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại; hoặc có ít nhất một bên hoạt động thương mại được quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010. Và thỏa thuận trọng tài không thuộc các trường hợp vô hiệu theo Điều 18 của Luật này.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là loại hợp đồng phổ biến trên thế giới
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
- Hợp đồng do các thương nhân Việt Nam xác lập, không có yếu tố nước ngoài mà gọi chung là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam cụ thể là có thể khởi kiện tại Tòa án theo pháp luật Việt Nam hoặc Trọng tài thương mại.
Trong trường hợp hợp đồng có yếu tố nước ngoài xác định theo khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 464 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp xác lập.
- Đối với mỗi tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế trước hết cần phải xem xét liệu có hiệp định tương trợ tư pháp nào giữa các nước của hai bên tranh chấp không và quy định của hiệp định về vấn đề này như thế nào. Tùy hiệp định tương trợ mà thẩm quyền giải quyết được xác định là Tòa án Việt Nam hay là nước bạn.
- Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam, căn cứ vào Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2015. Ví dụ như là trường hợp bị đơn là là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về Tòa án Việt Nam, …
- Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo Điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2015 đối với các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa
- Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp;
- Tư vấn, chuẩn bị, liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh hợp đồng;
- Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;
- Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
- Gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, tòa án, thi hành án để bảo vệ cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng;
- Tham gia vào quá trình TỐ TỤNG giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu tìm luật sư tư vấn hợp đồng. Hãy gọi ngay số hotline tổng đài 1900633716 (miễn phí luật sư tư vấn) để được hỗ trợ kịp thời, hiệu quả nhất. Xin cảm ơn.
Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/tranh-chap-hop-dong-mua-ban-hang-hoa
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng April 21, 2022 at 04:13PM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét