Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2022

Đăng ký bảo hộ thương hiệu

Thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường là tài sản quý giá mà chủ doanh nghiệp phải ra sức bảo vệ. Đăng ký bảo hộ thương hiệu là cách thức hữu hiệu để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp mình. Để tìm hiểu rõ hơn về bảo hộ thương hiệu, thủ tục đăng ký, các chi phí liên quan cũng như dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu nhanh chóng và hiệu quả, mọi quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H

thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu

Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Bảo hộ thương hiệu là gì?

Bảo hộ thương hiệu là một thủ tục hành chính đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu.

Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu?

  • Xây dựng công cụ pháp lý trong bảo hộ độc quyền thương hiệu, bảo vệ nhãn hiệu đã đăng ký để không gây nhầm lẫn thương hiệu.
  • Phòng ngừa rủi ro xâm phạm sở hữu trí tuệ, ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu đã đăng ký.
  • Gia tăng giá trị hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp.
  • Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết sản phẩm.

Quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Bước 1: Lựa chọn thương hiệu có khả năng đăng ký và cấp bằng bảo hộ

Để đăng ký thành công thương hiệu cần lưu ý một số yếu tố khi lựa chọn thương hiệu như sau:

Tên riêng, hình ảnh riêng, hoặc tổng hợp các yếu tố dùng làm thương hiệu, không trùng với các nhãn hiệu, thương hiệu hay logo đã được cấp văn bằng bảo hộ;

Không dùng tên nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng dù khác lĩnh vực của mình của mình dự định đăng ký.

Không sử dụng tên thương mại của người khác, tên chỉ dẫn địa lý để đăng ký thương hiệu…

Thủ tục Đăng ký thương hiệu năm 2022 như thế nào

Bước 2: Tra cứu sự trùng lặp của thương hiệu cần bảo hộ

Căn cứ theo dữ liệu trên thư viện số Sở hữu công nghiệp, bạn tra cứu xem thương hiệu của mình có khả năng đăng ký độc quyền không. Tra cứu chuyên sâu qua dữ liệu Việt Nam và quốc tế để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Người nộp đơn có thể nộp tại Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện ở TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Sau khi nộp đơn, Cục sẽ cấp số nhận đơn và ghi nhận ngày nộp đơn của thương hiệu. Đây là cơ sở pháp lý giúp doanh nghiệp xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu. Từ đó, chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn.

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành xử lý hồ sơ

Thẩm định hình thức

Sau khi tiếp nhận đơn, Chuyên viên của Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn sau 01 tháng từ ngày nộp đơn. Từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).

Công bố đơn

Trong thời gian 2 tháng kể từ khi có kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ.

Thẩm định nội dung

Thời gian thẩm định nội dung đơn kéo dài từ 9 – 12 tháng, nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nếu trong đơn theo điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ

Nếu văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn cần đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 2 tháng sẽ nhận được văn bằng bảo hộ.

Nếu bị từ chối cấp bằng, nếu chủ đơn thấy chưa thỏa đáng có thể làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.

Cơ sở pháp lý: Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.

Lựa chọn thương hiệu có khả năng đăng ký và cấp bằng bảo hộ

Lựa chọn thương hiệu có khả năng đăng ký và cấp bằng bảo hộ.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu

  • Mẫu thương hiệu hiệu với kích thước 8 x 8 cm (05 mẫu).
  • Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu.
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2016/TT-BKHCN)
  • Trường hợp có ủy quyền thì cần các giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền.
  • Tài liệu về quyền ưu tiên hoặc quyền được thừa kế, tặng cho (nếu có)

Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Cơ sở pháp lý: Mục 5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.

Chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ.
  • Phí công bố đơn: 120.000VNĐ.
  • Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ.
  • Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ.
  • Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 VNĐ/mỗi đơn/mỗi yêu cầu.
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:120.000 VNĐ (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 VNĐ/1 nhóm).
  • Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ.
  • Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ.

Cơ sở pháp lý: Thông tư 263/2016/TT-BKHCN.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Luật L24H

dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Luật L24H

  • Tư vấn và đưa ra ý tưởng thiết kế thương hiệu cho khách hàng trong trường hợp được yêu cầu.
  • Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký thương hiệu trước khi tiến hành tra cứu chính thức để tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
  • Tư vấn và hướng dẫn hoặc trực tiếp sửa đổi mẫu thương hiệu bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho khách hàng.
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký, nộp hồ sơ đăng ký tại Cục SHTT, theo dõi hồ sơ đăng ký cho đến khi ra được kết quả cuối cùng.
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, thông báo và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.
  • Tư vấn, hỗ trợ miễn phí các dịch vụ khác (nếu có).
  • Tư vấn và theo dõi vấn đề về thương hiệu, tranh chấp thương hiệu.

Lưu ý khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu

  • Nắm vững danh mục đối tượng không được bảo hộ dưới dạng thương hiệu lựa chọn cho phù hợp. Tra cứu tình trạng sử dụng thương hiệu định đăng ký trước khi nộp đơn nhằm tránh xâm phạm thương hiệu của người khác đồng thời lãng phí chi phí và thời gian.
  • Nên đăng ký bảo hộ thương hiệu khi bắt đầu hoạt động kinh doanh để tránh chủ thể khác xâm phạm thương hiệu của mình.
  • Chủ thương hiệu cần nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu càng sớm càng tốt. Các đơn nộp sau ngày nộp đơn sẽ bị từ chối cấp bởi đơn có ngày nộp sớm hơn.
  • Nếu chỉ đăng ký bảo hộ một phương án, nộp một đơn đăng ký bảo hộ thì nên lựa chọn màu sắc đen trắng. Khi đăng ký nhãn hiệu đen trắng sẽ được bảo hộ tất cả các gam màu cơ bản trong quá trình sử dụng thương hiệu sau này.

Các câu hỏi khi đăng ký bảo hộ thương hiệu

Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu ở đâu?

Quý khách hàng có thể đến trực tiếp trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam:

  • Trụ sở chính tại Cục SHTT Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện tại Cục SHTT TP.Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện tại Cục SHTT TP. Đà Nẵng.

Hoặc nộp hồ sơ qua hình thức trực tuyến hoặc nộp qua bưu điện tới Cục SHTT.

Quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đều có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (gồm cả các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc nước ngoài). Miễn sau khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ phải sử dụng liên tiếp trong 5 năm liền, nếu không các chủ thể khác có quyền được hủy bỏ hiệu lực văn bản bảo hộ.

Cơ sở pháp lý: Điều 87, Điểm d khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019).

Tra cứu thương hiệu ở đâu?

Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam bằng cách:

Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.

Giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu có hiệu lực bao lâu?

Văn bằng bảo hộ thương hiệu có thời gian 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Khi hết hạn sẽ tiếp tục được gia hạn. Nếu chủ sở hữu liên tục gia hạn thì thời hạn bảo hộ thương hiệu là vĩnh viễn.

Cơ sở pháp lý: khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019).

Trên đây là toàn bộ nội dung về quy định, thủ tục, chi phí cũng như dịch vụ để đăng ký bảo hộ thương hiệu. Để thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Luật L24H qua hotline 1900.633.716 để được Luật sư tư vấn bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu hỗ trợ tư vấn sớm nhất. Xin cảm ơn.



Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/dang-ky-bao-ho-thuong-hieu
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng June 12, 2022 at 11:00AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tranh chấp tài sản gắn liền với đất

Các chủ đề tranh chấp liên quan đến đất đai dặt biệt là tranh chấp tài sản gắn liền với đất luôn là một chủ đề nóng với số lượng ngày càn...