Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi lừa đảo được thực hiện nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác bằng các gian dối. Hậu quả của vấn nạn chiếm đoạt tài sản có mức giá trị trên 1 tỷ không chỉ có nguy cơ gây thiệt hại về tài sản cho nhà nước, xã hội và công dân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình trật tự an toàn xã hội. Trong bài viết dưới đây, Luật L24H xin cung cấp cho quý khách về các quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng như án phạt tù của tội này khi chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ.
Quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ Luật Hình sự.
- Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại điều 174 gồm có 4 khung hình phạt. Tùy vào từng mức giá trị khác nhau của tài sản bị thiệt hại, sẽ là căn cứ để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
- Theo điều luật, thủ đoạn gian dối là dấu hiệu cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Yếu tố cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm: thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.
- Người phạm tội này tùy từng trường hợp cụ thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đối mặt với án phạt từ 3 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Truy cứu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị truy cứu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi nào?
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Nếu từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Cơ sở pháp lý: Điều 12 của Bộ luật Hình sự 2015.
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản, bao gồm vật và tiền.
- Việc xâm phạm quyền sở hữu thể hiện ở hành vi chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác sau khi lừa lấy được tài sản.
- Khác với các tội có tính chiếm đoạt khác, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Bởi vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm hại đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
Mặt khách quan tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành động chiếm đoạt nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối.
- Hành vi thể hiện thủ đoạn gian dối chỉ là phương thức để người phạm tội thực hiện mục đích chiếm đoạt tài sản của mình chứ không phải là hành vi khách quan.
- Thủ đoạn gian dối có thể được thể hiện bằng nhiều hành vi và cách thức khác nhau nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đối với tài sản bị chiếm đoạt để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội.
- Đối với tội này, thủ đoạn gian dối của người phạm tội luôn luôn phải có trước khi người bị hại giao tài sản cho người phạm tội.
- Hậu quả của tội này căn cứ vào mức độ thiệt hại của tài sản để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
- Trường hợp người phạm tội thực hiện xong hành vi phạm tội của mình nhưng không chiếm đoạt được tài sản, thiệt hại về tài sản không xảy ra thì vẫn có thể bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
- Tài sản có trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp luật định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Mặt chủ quan tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
- Mong muốn chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi.
Như vậy, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người phạm tội phải có tính chất chiếm đoạt, do lỗi cố ý của chủ thể, và với mục đích mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại trước khi thực hiện hành vi và tài sản có trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp luật định.
Mức xử phạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 1 tỷ
Mức xử phạt đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ.
- Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Cơ sở pháp lý: điểm a, khoản 4 và khoản 5, điều 174 của bộ Luật Hình sự 2015.
Tư vấn, bào chữa người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Tư vấn về trình tự, thủ tục bắt tạm giữ, tạm giam và thu giữ tài sản đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đúng luật
- Tư vấn về trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đã bị chiếm đoạt tài sản đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Thu thập tài liệu chứng cứ, chứng minh không phạm tội/giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
- Luật sư đại diện, trực tiếp tham gia bào chữa tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi ích của thân chủ trong vụ án hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Hỗ trợ giải quyết công việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư bào chữa
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi. Hy vọng rằng với một số nội dung cơ bản về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà Luật L24H đã cung cấp, quý khách sẽ xác định được người phạm tội, cũng như mức hình phạt cho từng trường hợp của tội này. Nếu quý khách còn bất kỳ vướng mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn bào chữa về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chúng tôi xin hãy vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn Luật L24H qua Hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn.
Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/lua-dao-chiem-doat-tai-san-tren-1-ty
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng July 19, 2022 at 07:00AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét