Tranh chấp lao động cá nhân thường diễn ra bằng những cuộc đình công quy mô nhỏ, khi quyền và lợi ích của một cá nhân bị xâm phạm, ví dụ giữa người lao động với người sử dụng lao động. Trong một số trường hợp, chủ thể không chỉ là một cá nhân. Nếu mỗi người tham gia tranh chấp với mục đích, lợi ích riêng thì vẫn được coi là tranh chấp lao động cá nhân. Để hiểu rõ cũng như có được những phương án giải quyết tranh chấp vấn đề này, hãy tham khảo bài viết sau của Luật L24H.
Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp
- Bên tranh chấp có 06 tháng kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm để yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động
- Bên tranh chấp có 09 tháng kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động là 01 năm kể từ ngày bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm
- Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì trở hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời thời gian đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Căn cứ theo điều 190 Bộ luật lao động 2019
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên phải được tôn trọng xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động
- Giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài lao động được ưu tiên và coi trọng
- Tôn trọng lợi ích của các bên tranh chấp, lợi ích chung của xã hội
- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
- Các bên tranh chấp,đại diện các bên phải được tham gia đầy đủ trong quá trình giải quyết tranh chấp
- Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan có thẩm quyền tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp
Được quy định tại điều 180 Bộ luật lao động 2019
Phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Phương thức thông qua hòa giải viên lao động
- Hòa giải viên lao động hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
- Các phương án hòa giải được đề xuất bởi hoà giải viên lao động
Căn cứ theo điều 188 Bộ luật lao động 2019
Phương thức thông qua Hội đồng trọng tài lao động
- Ban trọng tài lao động được thành lập để giải quyết tranh chấp
- Các trọng tài viên lao động là người hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động, có uy tín và công tâm
- Ban trọng tài lao động làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 185 Bộ luật lao động 2019
Dựa theo điều 185 và điều 189 Bộ luật lao động 2019
Phương thức thông qua Tòa án nhân dân
- Toà án tiếp nhận, phân tích các hồ sơ, chứng cứ có liên quan
- Phiên tòa sơ thẩm được tổ chức có sự tham gia của các bên
- Đưa ra phán quyết và bắt buộc, cưỡng chế các bên thực hiện theo quy định
- Tổ chức phiên tòa phúc thẩm, nếu có kháng cáo/kháng nghị đúng quy định pháp luật
Giải quyết tại tòa án nhân dân có thẩm quyền
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Hòa giải viên lao động
Hoà giải viên lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân Căn cứ theo điều 187 Bộ luật lao động 2019
Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động đầu tiên. Trừ các trường hợp sau :
- Xử lý kỷ luật động theo hình thức sa thải
- Bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Bồi thường thiệt hại và trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng
- Tranh chấp giữa người giúp việc với người sử dụng lao động
- Về các vấn đề bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Bồi thường thiệt hại giữa người lao động với tổ chức doanh nghiệp
- Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại
Được quy định tại điều 188 Bộ luật lao động 2019
Hội đồng trọng tài lao động
- Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân Căn cứ theo điều 187 Bộ luật lao động 2019
- Các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết và Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật lao động 2019
- Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải; hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thì Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết nếu được yêu cầu
Căn cứ theo điều 189 Bộ luật lao động 201
Hội đồng trọng tài lao động
- Căn cứ theo điều 187 Bộ luật lao động 2019, Hội đồng trọng tài lao động là một trong những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án và Hội đồng trọng tài lao động cùng giải quyết tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều 189 Bộ luật lao động 2019
- Những trường hợp không bắt buộc qua hòa giải; hết thời hạn hoà giải mà vẫn chưa được tiến hành hoặc hoà giải không thành thì Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết nếu được yêu cầu
Được quy định tại điều 189 Bộ luật lao động 2019
Toà án nhân dân
Toà dân sự Toà án nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được xác định theo quy định Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015
Tranh chấp lao động tập thể đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà các bên không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà không giải quyết được
Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:
- Tranh chấp về học nghề, tập nghề
- Tranh chấp về cho thuê lại lao động
- Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn
- Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.
Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải; hết thời hạn hòa giải mà không được tiến hành hoặc trường hợp hòa giải không thành thì Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết nếu được yêu cầu
Toà án nhân dân nơi bị đơn cư trú sẽ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
Căn cứ theo điều 32, điều 35, điều 36, điều 38 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Hội đồng trọng tài lao động
Trình tự, Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Hoà giải viên lao động
- Gửi yêu cầu giải quyết tới Hoà giải viên lao động
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
- Tại phiên họp hòa giải bắt buộc có mặt các bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
- Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
- Nếu các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
- Nếu các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Các bên chấp nhận phương án hòa giải thì lập biên bản hòa giải thành.
- Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành
- Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày lập biên bản.
- Một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Căn cứ theo điều 188 Bộ luật lao động 2019
Toà án nhân dân
Bước 1: Người khởi kiện soạn thảo và nộp đơn đến Toà án nhân dân có thẩm quyền
Bước 2: Tòa án nhân dân xem xét, tiếp nhận đơn khởi kiện, thụ lý vụ án
Bước 3: Tiền tạm ứng án phí được thông báo đến cho người khởi kiện. Theo đó, người khởi kiện cần thanh toán và nộp lại biên lai cho Toà án
Bước 4: Tòa án tiến hành xét xử, hoà giải vụ tranh chấp
- Nếu hòa giải thành, Tòa án lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.
- Hoà giải không thành, Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và quyết định đưa vụ án ra xét xử
- Các bên liên quan cần tham gia đầy đủ hoặc cử người đại diện được uỷ quyền
- Biên bản hoà giải thành hoặc không thành đều phải có chữ ký của các bên
Bước 5: Mở phiên xét xử giải quyết tranh chấp lao động và ra bản án.
Căn cứ theo điều 190, điều 191, điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Tư vấn thủ tục khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, thủ tục hòa giải lao động, trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại…
- Tư vấn điều kiện khởi kiện vụ án lao động cá nhân
- Soạn thảo hồ sơ, giấy tờ liên quan
- Tư vấn quyền khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân
- Tư vấn thời hiệu khởi kiện vụ án lao động cá nhân
- Xác định căn cứ giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Đưa ra hướng xử lý vấn đề nhằm giúp khách hàng giải quyết tranh chấp lao động.
- Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn yêu cầu,… chuẩn bị hồ sơ liên quan đến thủ tục khởi kiện
- Soạn thảo đơn khiếu nại, đơn tố cáo hành vi vi phạm của cơ quan tố tụng khi quyền lợi của khách hàng bị xâm phạm.
- Trực tiếp tham gia với tư cách đại diện ủy quyền giải quyết, liên hệ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục, quy trình khởi kiện, thu nhập chứng cứ cần thiết
>>> Tham khảo thêm về: Tư Vấn Luật Lao Động Online Miễn Phí
Dịch vụ luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Tuy diễn ra với quy mô không lớn, nhưng thiệt hại tranh chấp đem về cho các tổ chức, doanh nghiệp thì rất lớn. Quá trình vận hành, sản xuất bị gián đoạn sẽ gây tổn thất về mặt tài chính. Để tránh những tranh chấp không đáng có, mỗi bên nên hoàn thành đúng quyền và nghĩa vụ đã ký trong hợp đồng của mình. Khi xảy ra tranh chấp, các bên nên thương lượng, hoà giải với nhau trước khi tiến hành khởi kiện tại toà án. Quy trình, thủ tục khởi kiện cần thực hiện đúng theo quy định pháp luật, quý khách có thể liên hệ Hotline 1900633716 để sử dụng dịch vụ luật sư của Luật L24H.
Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/tranh-chap-lao-dong-ca-nhan
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng July 19, 2022 at 11:00PM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét