Thứ Năm, 1 tháng 9, 2022

Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam không phải là thủ tục đơn giản bởi trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm. Nhà nước cần tạo điều kiện cho trẻ được nhận làm con nuôi của những người có điều kiện tốt nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt khi đối tượng nhận nuôi mang yếu tố nước ngoài thì pháp luật quy định rất chặt chẽ. Qua bài viết sau, Luật L24H sẽ mang đến bạn đọc cái nhìn sâu sắc hơn về thủ tục này.

nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Điều kiện để người nước ngoài được nhận con nuôi

Đối với người nhận con nuôi

Cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên (không áp dụng khi người nhận con nuôi là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi)
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi (không áp dụng khi người nhận con nuôi là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi)
  • Có tư cách đạo đức tốt.

Không thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đang bị hạn chế 1 số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
  • Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, chữa bệnh;
  • Đang chấp hành hình phạt tù;
  • Chưa được xóa án tích về 1 trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Bên cạnh đó người nhận nuôi còn phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật của nước nơi người đó thường trú hoặc nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.

Cơ sở pháp lý: Điều 14, Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010.

Đối với trẻ được nhận làm con nuôi

Trẻ em dưới 16 tuổi.

Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nếu được cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả 2 người là vợ chồng.

Cơ sở pháp lý: Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010.

>>> Tham khảo thêm về: Người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam

Quy định về trẻ được nhận làm con nuôi

Quy định về trẻ được nhận làm con nuôi

Đăng ký việc nuôi con nuôi ở đâu?

UBND cấp tỉnh nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi. Trường hợp trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng thì UBND cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi.

Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài sau khi UBND cấp tỉnh ra quyết định.

Nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở nước ngoài: Cơ quan đại diện nơi tạm trú của người được nhận nuôi hoặc của người nhận nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con. Trường không có Cơ quan đại diện thì người nhận nuôi nộp hồ sơ đăng ký tại Cơ quan đại diện thuận tiện nhất với họ.

Cơ sở pháp lý: Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010; Khoản 2 Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.

Hồ sơ cần có cho việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Hồ sơ nhận nuôi con nuôi

  • Đơn xin nhận con nuôi;
  • Bản sao Hộ chiếu, CMND hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trừ trường hợp người nhận con nuôi là cha dượng, mẹ kế hoặc là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi).

Cơ sở pháp lý: Điều 17 Luật nuôi con nuôi 2010.

Hồ sơ của trẻ được nhận làm con nuôi

Giấy khai sinh;

Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

02 ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

Giấy tờ chuẩn bị tùy theo trường hợp:

  • Đối với trẻ bị bỏ rơi: Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập;
  • Đối với trẻ mồ côi: Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết;
  • Đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích: Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích;
  • Đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự: Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự.

Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Lưu ý:

  • Đối với người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình: Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ là người lập hồ sơ.
  • Đối với trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng: Cơ sở nuôi dưỡng là người lập hồ sơ.

Cơ sở pháp lý: Điều 18 Luật nuôi con nuôi 2010.

Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài

Sở Tư pháp xem xét xin ý kiến của UBND cấp tỉnh về việc giới thiệu trẻ làm con nuôi (Trong vòng 30 ngày, từ ngày nhận được hồ sơ người nhận nuôi).

  • Trước đó, nếu có người trong nước nhận nuôi trẻ thì người đó phải liên hệ UBND cấp xã nơi trẻ thường trú để xem xét, giải quyết; nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Sở Tư pháp để chấm dứt việc giới thiệu trẻ làm con nuôi nước ngoài.

Trong vòng 10 ngày, từ ngày nhận được hồ sơ từ Sở Tư pháp, UBND cấp tỉnh phải quyết định:

  • Đồng ý: UBND cấp tỉnh thông báo cho Sở Tư pháp làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp đồng thời Sở Tư pháp phải chuyển cho Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp 01 bộ hồ sơ của trẻ kèm văn bản đồng ý của UBND cấp tỉnh.
  • Không đồng ý: UBND cấp tỉnh thông báo lý do bằng văn bản để Sở Tư pháp giới thiệu lại. Sau 03 tháng nếu Sở Tư pháp không giới thiệu được thì phải gửi trả lại hồ sơ của người nhận nuôi cho Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp kèm văn bản nêu lý do.

Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được báo cáo kết quả: Cục con nuôi – Bộ Tư pháp kiểm tra việc giới thiệu (có thể lấy ý kiến từ chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội và đảm bảo đúng trình tự, đáp ứng lợi ích tốt nhất cho trẻ)

Nếu hợp lệ:

  • Lập bản đánh giá trẻ đủ điều kiện và thông báo cho người nhận nuôi và Cơ quan trung ương về con nuôi của nước ngoài (đính kèm bản đánh giá; văn bản lấy ý kiến cha, mẹ đẻ/ người giám hộ và ý kiến của trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên). Nếu trẻ đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng thì phải có văn bản lấy ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ làm con nuôi.
  • Trường hợp trẻ không đủ điều kiện làm con nuôi, việc giải quyết không bảo đảm đúng trình tự, thủ tục và không đáp ứng lợi ích tốt nhất cho trẻ thì Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp.

Trong vòng 15 ngày, từ ngày nhận được văn bản của cơ quan nước ngoài thông báo về sự đồng ý của người nhận nuôi, xác nhận trẻ sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước ngoài: Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.

Sở Tư pháp trình UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ làm con nuôi nước ngoài.

Trong vòng 15 ngày, từ ngày nhận được hồ sơ từ Sở Tư pháp, UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ làm con nuôi nước ngoài (sau đây gọi là quyết định của UBND cấp tỉnh).

Ngay sau khi có quyết định của UBND cấp tính, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận nuôi đến Việt Nam nhận con.

  • Người nhận nuôi phải trực tiếp nhận con trong vòng 60 ngày từ ngày nhận được thông báo (có thể kéo dài nếu có lý do chính đáng nhưng không quá 90 ngày). Hết thời hạn, nếu người nhận con không đến thì quyết định sẽ bị hủy.
  • Trường hợp vợ chồng (đã kết hôn) mà 1 trong 2 vì lý do khách quan không thể có mặt thì phải ủy quyền cho người kia;

Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi và tổ chức lễ giao nhận tại trụ sở. Đối tượng có mặt:

  • Đại diện Sở Tư pháp;
  • Trẻ được nhận nuôi;
  • Cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng (nếu trẻ được xin từ cơ sở nuôi dưỡng)
  • Cha mẹ đẻ, người giám hộ (nếu trẻ được xin từ gia đình).

Việc giao nhận phải lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các đối tượng có mặt.

Sau khi giao nhận, Sở Tư pháp phải gửi Bộ Tư pháp quyết định của UBND cấp tỉnh, biên bản giao nhận con, đồng thời gửi UBND cấp xã nơi thường trú của trẻ được nhận làm con nuôi nước ngoài.

Bộ Tư pháp gửi quyết định của UBND cấp tỉnh cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc trẻ được nhận nuôi để thực hiện biện pháp bảo hộ trong trường hợp cần thiết.

Lưu ý:

Người nhận nuôi không được có bất kỳ tiếp xúc nào với cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ sở nuôi dưỡng trẻ trước khi nhận được thông báo giới thiệu, trừ khi người nhận nuôi:

  • Là cha dượng, mẹ kế; cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
  • Có con nuôi là anh, chị, em ruột của người được nhận làm con nuôi;
  • Nhận trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
  • Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam ít nhất là 01 năm.

Trường hợp người nhận nuôi từ chối nhận nuôi mà không có lý do chính đáng thì việc giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi của người đó chấm dứt.

Cơ sở pháp lý: Điều 36, 37 Luật nuôi con nuôi 2010; Khoản 8 Điều 6 Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi.

Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Lệ phí phải đóng khi nhận con nuôi

  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp.
  • Đối với người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp.
  • Đối với người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp.
  • Trường hợp đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp.

Cơ sở pháp lý: Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài.

Luật sư tư vấn nhận con nuôi cho người nước ngoài

  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, các tài liệu chứng minh về sức khỏe, thu nhập và tài sản, các văn bản xác nhận để chứng minh điều kiện nhận nuôi con nuôi
  • Tư vấn thủ tục hợp pháp hóa các loại giấy tờ nước ngoài tại Việt Nam;
  • Dịch thuật giấy tờ tiếng nước ngoài.
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và giám sát quy trình tiến hành;
  • Tư vấn luật, hỗ trợ giải quyết đối với cách hành vi nhũng nhiễu – cản trở quyền công dân về thủ tục nhận con nuôi.

Nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài tồn tại rất nhiều vấn đề pháp lý phức tạp. Qua bài viết trên, Luật L24H hy vọng đã giúp quý độc giả hiểu biết thêm về vấn đề này. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ hỗ trợ làm thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, đừng ngần ngại gọi đến luật sư hôn nhân gia đình tư vấn về nuôi con nuôi của chúng tôi qua hotline 1900.633.716. Xin cảm ơn.



Bài viết được chia sẻ lại từ: Luật L24H https://luat24h.com.vn/thu-tuc-nhan-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng September 02, 2022 at 07:00AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tranh chấp tài sản gắn liền với đất

Các chủ đề tranh chấp liên quan đến đất đai dặt biệt là tranh chấp tài sản gắn liền với đất luôn là một chủ đề nóng với số lượng ngày càn...